Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày một cao, vì thế hiện nay nhiều mô hình nuôi chim bồ câu gà đẻ đã phát triển rộng rãi ở nhiều gia đình. Vì vậy, để việc chăn nuôi Bồ câu gà cho năng suất cao, bạn cần phải chú ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau như lựa chọn con giống, cách làm chuồng nuôi, máng ăn… để cho hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi chim bồ câu gà cho năng suất cao thì yếu tố quyết định đầu tiên chính là chọn giống. Ảnh minh họa
Chọn giống
Dù nuôi con vật gì thì giống là yếu tố quyết định đầu tiên tới năng suất và chất lượng. Nuôi chim Bồ câu gà cũng vậy, nếu là chim sinh sản thì nhất định phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn. Nếu bạn muốn có ngay chim sinh sản thì nên chọn những chú chim đã được ghép đôi sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian chờ đợi.
Chuồng nuôi
Các kiểu chuồng nuôi bồ câu gà đều cần sự thoáng mát, đủ ánh sáng. Ảnh minh họa
Chuồng nuôi chim Bồ câu gà tương đối đơn giản, bạn chỉ cần thiết kế chuồng rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng và đặc biệt phải sạch và khô ráo.
Chăm sóc chim bồ câu gà sinh sản
Cách nuôi chim Bồ câu gà sinh sản trước tiên bạn phải làm 2 ổ đẻ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm. Để bồ câu gà có thể sinh sản, bạn cần nhốt riêng lẻ từng cặp. Mỗi cặp sẽ có thể sinh sản trong thời gian 5-6 sau nhưng thường giảm năng suất sau khoảng 3 năm. Vì vậy, đây cũng là thời điểm mà bạn nên tuyển chọn giống mới.
Dinh dưỡng
Chim bồ câu gà sinh sản có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nên chia thành 2 lần/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1- 0,15g gồm thức ăn công nghiệp của gà, vịt trộn với gạo lứt. Bên cạnh đó, tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Nuôi chim bồ câu gà không cần quá cầu kỳ trong việc làm chuồng. Ảnh minh họa
Phòng bệnh
Một số bệnh thường gặp ở chim Bồ câu gà như bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Khi chim có hiện tượng mệt mỏi, bỏ ăn cần phải theo dõi kỹ và nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
Hiệu quả kinh tế
Nuôi bồ câu gà có nguồn gốc từ Pháp rất dễ nuôi, nhanh lớn, sinh sản tốt, sau 25 ngày nuôi là xuất bán, lúc đó chim Bồ câu có trọng lượng trên 400 gam, cao gấp 2 lần so với giống Bồ câu ở địa phương, nếu nuôi có thời gian từ 7 - 8 tháng, có trọng lượng từ 800g - 1 kg/con. Còn nếu nuôi để làm giống thì 6 tháng là Bồ câu bắt đầu đẻ trứng và sau 18 ngày là nở con.
Chim bồ câu là nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Nếu tự nuôi được loài chim này trong nhà ngoài giá trị kinh tế cao thì chúng chính là nguồn thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.