Trước diễn biến bất thường của bão số 11, trong ba ngày từ 12 đến 14.10, hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sỹ công an, bộ đội và dân quân tự vệ đã được huy động cứu đê sông Vinh, đoạn qua khối Tân Phượng, phường Vinh Tân (TP Vinh).
Các lực lượng công an, quân đội và dân quân tự vệ đã được huy động cứu đê sông Vinh
Nước lũ tại sông Vinh đang dâng cao khiến 50m đê tại khối Tân Phượng (P. Vinh Tân-Tp Vinh) trong tình trạng xảy ra sạt lở bất cứ lúc nào. Hiện phường Vinh Tân đang chỉ đạo các lực lượng khẩn trương gia cố.
Chiều ngày 11/10, trong lúc đi kiểm tra tình hình lũ lụt trên địa bàn, cán bộ phường Vinh Tân phát hiện đoạn đê sông Vinh bị sạt lở, có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Ngay khi phát hiện, phường Vinh Tân đã cắt cử người trực đồng thời lên phương án khắc phục. Ảnh: Thành Cường
Sáng ngày 12/10, UBND phường Vinh Tân điều động 2 xe máy xúc, 10 xe tải và 60 cán bộ nhân dân vận chuyển hơn 120 khối đất đá, khẩn trương gia cố thân đê, khắc phục sự cố. Ảnh: Thành Cường
Sáng ngày 13/10, trước tình hình mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng cao, Thành phố Vinh tiếp tục huy động hơn 500 người gồm lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, dân phòng và người dân tham gia hộ đê. Ảnh: Thành Cường
Đồng chí Huỳnh Thanh Điền, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trực tiếp xuống đốc thúc, chỉ đạo công tác khắc phục sự cố trước khi cơn bão số 11 đổ bộ.
Các chiến sỹ công an, bộ đội khẩn trương đóng bì và vận chuyển hơn 200 khối cát từ khoảng cách 300m vào gia cố đoạn đê bị sạt lở. Ảnh: Thành Cường
Sáng ngày 14/10, hơn 600 chiến sỹ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công an tỉnh và tiếp tục tham gia cùng người dân ứng cứu đê sông Vinh.
Đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng hơn 100 khối đá, 120 khối đất và hàng trăm khối cát được sử dụng để gia cố phần đê xung yếu, đảm bảo an toàn cho hơn 1000 hộ dân. Ngày mai ( 15/10) sẽ tiếp tục vận chuyển 150 khối đá gia cố thân đê, nắn dòng chảy
Bão số 11 giật cấp 15 đang diễn biến phức tạp
Theo dự báo của Trung tâm KTTVTU, hồi 19 giờ ngày 14.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km và còn mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 15.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ), khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6, từ ngày mai (15.10) tăng lên cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) phía Bắc từ vĩ tuyến 15,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km và còn mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 15.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ), khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6, từ ngày mai (15.10) tăng lên cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) phía Bắc từ vĩ tuyến 15,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 110,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Bình Minh