dd/mm/yyyy

Anh nông dân người Mông mỗi năm thu nửa tỉ đồng từ mận hậu

Gia đình anh Tráng A Nắng là người dân tộc Mông ở tiểu khu Pa Khen, thị trấn nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, Sơn La) năm nay lại có mùa mận hậu bội thu. Ước tính vợ chồng anh có thu nhập 400 - 500 triệu đồng/năm.


Anh Tráng A Nắng thu hoạch mận hậu

Từ năm 2007 gia đình Tráng A Nắng đã chuyển đổi hầu hết diện tích trồng cây dong riềng hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng mận hậu và ngô lai. Nhờ vậy, đến nay nhà Tráng A Nắng đã có 2ha mận hậu đang kỳ khai thác quả và hơn 1ha ngô. Diện tích dong riềng chỉ còn 0,4ha.

Riêng cây mận hậu, mùa thu hoạch quả năm nay, vợ chồng Tráng A Nắng đã thu hái được 30 tấn quả, bán được 450 triệu đồng, trừ mọi chi phí đầu tư còn lãi gần 350 triệu đồng.

Chia sẻ về cách trồng mận hậu đạt thu nhập cao của mình, Tráng A Nắng cho hay, anh đã mua giống cây ghép mắt mận trên gốc đào, trồng cây giống trên các khoảng đất trống dưới chân núi đá. Vị trí trồng có tầng đất dày chừng 0,5m, đất có khả năng giữ ẩm tốt, không bị đọng nước cục bộ sau mưa. Phải đào hố trước khi trồng cây 30 ngày. Kích thước hố rộng 40cm, sâu 40cm. Trộn đều phân bò hoặc phân trâu với 0,2kg lân supe và 0,1kg kali clorua, đổ đầy hố rồi phủ đất kín phân.

Trên diện tích 1,2ha ngô, năm 2016 gia đình Tráng A Nắng thu được 15 tấn ngô hạt khô (tương đương năng suất khoảng 13 tấn/ha/vụ), sau bán ngô trả tiền cho các khoản mua giống, phân bón, thuê mướn lao động, vẫn để lại nhà được trên 6 tấn ngô hạt.

Tráng A Nắng cho biết, hiện tại giá ngô chỉ có 3.000 đồng/kg, nhưng anh vẫn duy trì trồng hơn 1ha, vì ngô là cây lương thực của người và dùng trong chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Mặt khác, tới đây có thể giá thịt lợn tăng, giá ngô cũng sẽ tăng.

Sở dĩ Tráng A Nắng vẫn còn giữ lại 0,4ha dong riềng, vì vạt đất đó chưa cây nào thay thế cây dong giềng, mà cho thu nhập cao hơn, nếu chuyển hết sang trồng cây mận hậu, e rằng quả mận nhiều quá, cung vượt cầu, giá sẽ thấp, ít lãi.

Sang tháng 11 âm lịch mới khơi hốc giữa hố, rạch bỏ nilon bao bầu, đặt trồng cây giống, kết hợp cắm cọc, buộc níu giữ cho cây thẳng và tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ khô. Bón phân cho gốc mận 3 lần (sau khi trời dừng mưa): Ngay sau kết thúc thu hoạch quả, khi cây sắp ra hoa và thời kỳ quả mận bằng hạt ngô. Mỗi gốc bón 0,9 - 1,3kg NPK Đầu trâu 13-13-13+TE tùy theo cây tốt, xấu. Cách bón, đào rãnh và rải phân quanh theo hình chiếu tán cây, rồi lấp đất kín phân.

Cắt tỉa tạo tán cây dạng hình phễu ngay cuối năm thứ nhất. Sau đó cắt tỉa thường xuyên. Thời kỳ sau thu hoạch quả hàng năm cắt tỉa nhiều hơn. Cắt bỏ các cành khô, cành tăm, cành khuất tán và cành bị sâu bệnh...

Tráng A Nắng đã không dùng thuốc trừ cỏ cho vườn mận, mỗi khi lớp cỏ trong vườn cao 15 - 20cm anh lại thuê người mang máy đến cắt cỏ tới sát mặt đất.


Anh còn đầu tư cả máy cắt cỏ để chăm sóc vườn mận

Để tiêu thụ hết số mận chín trong vườn, ở thời kỳ đầu vụ và cuối vụ, lượng quả ít, Tráng A Nắng thường đem đến bán tại các điểm du lịch trong huyện, nên được giá cao. Khi mận chín rộ, quả thu hoạch nhiều, anh mang cân bán cho các thương lái tại các điểm thu mua trong bản.

Bằng cách làm này, vườn mận hậu nhà Tráng A Nắng luôn đều quả, quả to tím sẫm đẹp, ăn ngọt, bán được giá cao hơn mọi người.

Theo Hải Tiến