Uống nước tía tô mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó Chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hoà - Nghệ An cho biết, trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Do đó, mỗi người hàng ngày chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước lá tía tô , chia nhỏ từng lần uống. Bạn vẫn sử dụng nước lọc để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
Mặt khác, thi thoảng nếu thấy uống nước trắng mà cảm thấy chán, nhạt miệng có thể dùng lá tía tô đun với đường phèn để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Vì trong hai loại này chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
Tía tô có thể khiến các tình trạng bệnh lý sau trở nặng hơn, ra nhiều mồ hôi hơn, nhiều mồ hôi trộm không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài... dẫn đến rối loạn điện giải và mất cân bằng của cơ thể. Ngoài ra trong lá tía tô chứa nhiều acid oxalic. Nếu dùng nhiều cơ thể sẽ tích tụ acid oxalic ở tuyến thượng thận gây suy thận, sỏi thận.
Như đã nói, tía tô là thảo dược có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp một mình nó không thể trở thành thuốc chữa bệnh mà cần phải được kết hợp gia giảm với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc sử dụng lá tía tô
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân hướng dẫn một số bài thuốc chữa bệnh từ lá tía tô như sau:
- Giải cảm: Dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.
- Chữa đầy hơi, đau bụng: Giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.
- Chữa tức thở, ho: Dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.