dd/mm/yyyy

Trung tâm hỗ trợ nông dân hãy hoạt động như doanh nghiệp

Đó là sự gợi mở của đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam dành cho hướng đi của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân.

Theo ông Sùng, trung tâm này phải tránh tư duy hoạt động theo cơ chế hành chính Nhà nước mà phải giống như một doanh nghiệp, bên cạnh nhiệm vụ dạy nghề cho nông dân còn phải làm nhiều dịch vụ để tăng nguồn thu.

Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao máy nông nghiệp cho nông dân nghèo tại tỉnh Cao Bằng vào đầu tháng 1.2018.
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trao máy nông nghiệp cho nông dân nghèo tại tỉnh Cao Bằng vào đầu tháng 1.2018.

Trong chuyến công tác đến tỉnh Cao Bằng vào đầu năm 2018, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng đến thăm tòa nhà đang thi công của Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh. Đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: “Cùng với việc xây tòa nhà, trụ sở, các đồng chí phải để ý đến việc xây dựng nhà xưởng để dạy thực hành và trình diễn mô hình giới thiệu cho nông dân khi học nghề, ví như mô hình trồng cây cà chua không hạt, các cán bộ dạy nghề phải giới thiệu cho bà con quy trình trồng và sinh trưởng của cây như thế nào và khi các học viên thích thú, họ sẽ ở đây quan sát

Hội nông dân các cấp cần đặc biệt để ý đến việc dạy nghề cho nông dân phải đi cùng với thực hành và thực tiễn địa phương. Các cán bộ dạy nghề phải dạy cho dân biết nghề, khi học xong phải làm và sống được với nghề đã học chứ đừng dạy nghề theo lý thuyết”. Đồng chí Thào Xuân Sùng

đến khi biết trồng giỏi để về truyền đạt và dạy cho nông dân ở các xóm, bản của họ biết cách làm làm giàu”.

“Khi đi vào hoạt động, Trung tâm Hỗ trợ nông dân phải tránh tư duy hoạt động theo cơ chế hành chính Nhà nước mà phải đổi mới hoạt động giống như một doanh nghiệp. Đơn vị này phải làm nhiều nhiệm vụ không chỉ thu hút và dạy nghề cho nông dân mà trung tâm còn phải làm nhiều dịch vụ để tăng nguồn thu cho mình”- đồng chí Thào Xuân Sùng nói.

Học phải đi đôi với hành

Nói về phương pháp dạy nghề và tạo việc làm cho hội viên, Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho hay: “Hội ND các cấp cần đặc biệt để ý đến việc dạy nghề cho nông dân phải đi cùng với thực hành và thực tiễn địa phương. Các cán bộ dạy nghề phải dạy cho dân biết nghề, khi học xong phải làm và sống được với nghề đã học chứ đừng dạy nghề theo lý thuyết, ví như ở Cao Bằng có địa hình cao, rừng nhiều, cán bộ phải dạy cho dân biết trồng cây và nuôi con sao cho phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu như thuần hóa và nuôi gà rừng, trồng rau cải... thì dân mới sản xuất và phát triển được”.

Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí Thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội nông dân Việt Nam thăm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất tại vườn na của một gia đình nông dân ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) tháng 7.2018.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí Thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội nông dân Việt Nam thăm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất tại vườn na của một gia đình nông dân ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) tháng 7.2018.

Theo Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, dạy nghề phải xuất phát từ thực tiễn, dạy phải đi đôi với hành. Các cán bộ, giáo viên dạy nghề phải có phương pháp phù hợp, không chỉ dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc” mà còn dạy cho dân học nghề và biết cách bán hàng. Nhất là đối với tỉnh miền núi, khi dạy nghề, yêu cầu các giáo viên, cán bộ Hội phải nghiên cứu đưa vào dạy cho dân các nghề phù hợp với thế mạnh và lợi thế của địa phương thì mới có hiệu quả.

Đặc biệt, hàng năm, Hội phải tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các mô hình và có hình thức khen thưởng động viên kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình để khích lệ hội viên hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Cũng theo đồng chí Thào Xuân Sùng, bên cạnh việc tìm nghề để dạy cho nông dân, lãnh đạo Hội nông dân các tỉnh cần phải bắt tay vào soạn thảo trước một chương trình dạy nghề theo nhóm nghề như nhóm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hóa, chăn nuôi con hàng hóa, trồng cây hàng hóa.

“Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhất là chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải dựa vào tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng trong cách làm, tư duy phải thay đổi chứ không phải thích đưa cây, con gì về dạy cho dân cũng được. Các đồng chí nhớ phải dạy cho bà con trồng, chăn nuôi những cây, con có thế mạnh, phù hợp với điều kiện của địa phương thì mới phát triển và đem lại hiệu quả cao được chứ đừng làm theo phong trào mang các cây, con khác về là hại dân.

Trong định hướng phát triển và dạy nghề cho nông dân, Hội nông dân các tỉnh cần phải tuyên truyền làm sao thay đổi được thói quen sản xuất lạc hậu để tiến tới sản xuất hàng hóa, sản xuất có áp dụng công nghệ cao, như việc sử dụng điện thoại để chăm sóc cây trồng, chăn nuôi thì mới mang lại giá trị kinh tế cao”- đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.

“Tôi đi nhiều nơi, nhưng thấy ở Cao Bằng có cây trúc (cây thuộc họ tre) rất hay, loài cây này có thể dùng để làm chuồng lợn, gà cho đến làm nhà vườn sinh vật cảnh ở các biệt thự trên thành phố... Vậy nên các cán bộ dạy nghề của tỉnh thử nghiên cứu xem làm sao có thể khai thác và chế tác loài cây này ra sản phẩm gì độc đáo để bán đi khắp thế giới. Đó mới là nhiệm vụ của trung tâm.

Hay như gà rừng là giống gà rất khỏe và kháng được nhiều bệnh mà gà nhà nuôi khó sánh được nên rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của bà con ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Cao Bằng.

Khó ai tin là có thể thuần hóa được loài này nhưng theo tôi nếu có phương pháp thì bà con sẽ không chỉ thuần dưỡng thành công mà còn làm giàu được nhờ loài này. Theo tôi cái khó nhất khi thuần hóa gà rừng là việc làm chuồng cho gà rừng đẻ. Nếu bà con nuôi gà rừng mà làm ổ cho nó đẻ thì không bao giờ gà đẻ trong ổ mà dân làm”- đồng chí Thào Xuân Sùng bày mẹo nuôi con đặc sản.

Trần Quang