Một vài bộ phận của gà có tồn trữ chất độc hại do cơ chế bài tiết của cơ thể gà, do đó hạn chế cho trẻ ăn những bộ phận này. Cụ thể là những bộ phận dưới đây.
Cổ gà: Cổ gà có ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi tồn tại. Vì vậy, khi ăn thịt cổ gà nên bóc bỏ lớp da và không nên ăn nhiều. Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ngậm hay ăn thịt cổ gà sẽ gây độc cho cơ thể.
Da gà: Da gà rất ngon và ngậy, rất được các bé ưa thích. Tuy nhiên, da gà chứa lượng cholesterol cao cũng lại rất dễ nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe. Trẻ có thể bị ho, dị ứng, ngứa ngáy khi ăn da gà vì theo Đông y ăn da gà dễ sinh phong. Do đó, không nên ăn da gà nhất là các em bé.
Nội tạng: Hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn.
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế – Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo:“Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà”,
Phao câu: Nhiều trẻ thích ăn phao câu chỉ vì nó béo ngậy. Nhưng ít ai biết rằng, phao câu gà là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ là mầm mống gây nhiều bệnh như béo phì, rối loạn mỡ máu, thậm chí phao câu gà có chứa tế bào ung thư. Nên không cho trẻ ăn.