dd/mm/yyyy

Nhờ cây phát lộc, nông dân Thái Bình thu hàng trăm triệu mỗi năm

Cánh đồng trũng, cấy lúa vụ được vụ mất, nông dân xã Minh Tân (Thái Bình) chuyển hướng trồng cây phát lộc, thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Xã Minh Tân có 250 hecta đất nông nghiệp, trong đó 150 ha đất cấy lúa, còn lại 100 ha đất vùng trũng được tỉnh, huyện đồng ý cho chuyển đổi sang trồng đào, cây phát lộc, cây cảnh và hoa màu từ hơn 10 năm trước.
Xã Minh Tân có 250 hecta đất nông nghiệp, trong đó 150 ha đất cấy lúa, còn lại 100 ha đất vùng trũng được tỉnh, huyện đồng ý cho chuyển đổi sang trồng đào, cây phát lộc, cây cảnh và hoa màu từ hơn 10 năm trước.
Phó chủ tịch xã Vũ Quang Điện cho biết, cây phát lộc được người dân hai thôn Đình Phùng và Hoàng Đức trồng thử nghiệm. Cây phát triển tốt, mưa lụt ngập sâu cả mét nước và kéo dài nhiều ngày không chết. Sản phẩm làm từ thân cây được khách hàng ưa chuộng nên người dân bảo nhau mở rộng diện tích.
Phó chủ tịch xã Vũ Quang Điện cho biết, cây phát lộc được người dân hai thôn Đình Phùng và Hoàng Đức trồng thử nghiệm. Cây phát triển tốt, mưa lụt ngập sâu cả mét nước và kéo dài nhiều ngày không chết. Sản phẩm làm từ thân cây được khách hàng ưa chuộng nên người dân bảo nhau mở rộng diện tích.
Cây phát lộc sau 1-2 năm trồng sẽ cho thu hoạch. Cây còn được gọi là phất dụ, cây may mắn phát lộc, hay trúc may mắn. Do dễ chăm sóc, có thể sinh tồn và phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt nên người dân thích mua về làm cảnh.
Cây phát lộc sau 1-2 năm trồng sẽ cho thu hoạch. Cây còn được gọi là phất dụ, cây may mắn phát lộc, hay trúc may mắn. Do dễ chăm sóc, có thể sinh tồn và phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt nên người dân thích mua về làm cảnh.
Sau khi thu hoạch, nông dân sẽ tuốt lá, rửa sạch và kết thành nhiều hình.
Sau khi thu hoạch, nông dân sẽ tuốt lá, rửa sạch và kết thành nhiều hình.
Phổ biến nhất là cắt ra thành từng đoạn bằng nhau để dựng các tháp.
Phổ biến nhất là cắt ra thành từng đoạn bằng nhau để dựng các tháp.
Tháp 9 tầng được làm từ hơn 200 đoạn cây phát lộc. Sau khoảng nửa tháng, cây được đặt trong chậu nước sẽ nẩy mầm, phát triển bình thường.
Tháp 9 tầng được làm từ hơn 200 đoạn cây phát lộc. Sau khoảng nửa tháng, cây được đặt trong chậu nước sẽ nẩy mầm, phát triển bình thường.
 Để tạo ra lọ lục bình từ phất lộc, người dân Minh Tân chế ra các khuôn, sau đó ken cây theo khuôn.
Để tạo ra lọ lục bình từ phất lộc, người dân Minh Tân chế ra các khuôn, sau đó ken cây theo khuôn.
Theo anh Nguyễn Văn Đức, người dân thôn Đình Phùng, trung bình một sào trồng sau 1-2 năm bán thân cây thô thu về 15-20 triệu đồng. Nếu làm thành tác phẩm nghệ thuật như lọ lục bình, tháp nhiều tầng… sẽ cho thu nhập 100-150 triệu đồng mỗi năm.
Theo anh Nguyễn Văn Đức, người dân thôn Đình Phùng, trung bình một sào trồng sau 1-2 năm bán thân cây thô thu về 15-20 triệu đồng. Nếu làm thành tác phẩm nghệ thuật như lọ lục bình, tháp nhiều tầng… sẽ cho thu nhập 100-150 triệu đồng mỗi năm.
Từ năm 2007-2008, sản phẩm từ cây phát lộc được xuất khẩu đi nước ngoài. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, cuộc sống sung túc hơn.
Từ năm 2007-2008, sản phẩm từ cây phát lộc được xuất khẩu đi nước ngoài. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, cuộc sống sung túc hơn.
Đôi lục bình được nông dân Nguyễn Đăng Đạt làm từ 300 cây phát lộc, giá bán tại nhà 3 triệu đồng. Ngoài thu nhập từ nghề trồng đào Tết, gia đình ông Đạt mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng từ phát lộc. “Năm nay đào chết 1/3, coi như thất thu, may nhìn vào cây trời cho này
Đôi lục bình được nông dân Nguyễn Đăng Đạt làm từ 300 cây phát lộc, giá bán tại nhà 3 triệu đồng. Ngoài thu nhập từ nghề trồng đào Tết, gia đình ông Đạt mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng từ phát lộc. “Năm nay đào chết 1/3, coi như thất thu, may nhìn vào cây trời cho này", ông Đạt nói.
Giang Chinh