Trời rét buốt, băng giá, các trường học vùng cao dùng mọi cách để giữ ấm cho học sinh
Miền núi rét 0 độ C
Theo Ðài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, lúc 7 giờ ngày 21.12, Trạm Khí tượng Sa Pa quan trắc được nhiệt độ tại thị trấn thấp nhất giảm còn 1,5 độ C; thấp hơn ngày 20.12 là 0,2 độ C. Ðây là mức giảm nhiệt thấp nhất ghi nhận được tại Sa Pa tính từ đầu mùa đông đến nay. Khu vực thị trấn Sa Pa xuất hiện sương muối với cường độ nhẹ, khi có ánh sáng mặt trời lên, sương muối tan hết. Càng lên cao, sương muối xuất hiện dày đặc, thời gian tồn tại cũng lâu hơn.
Những ngày qua, không khí lạnh khiến cho nhiệt độ tại tỉnh Cao Bằng giảm sâu, một số khu vực bắt đầu xuất hiện hiện tượng trâu bò chết rét. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng tránh rét cho gia súc, vật nuôi; chủ động che chắn hoặc làm chuồng nuôi nhốt gia súc; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại; tiêm phòng cho đàn gia súc theo hướng dẫn của ngành thú y.
Nhiệt độ dưới 0 độ C, người dân vùng cao giữ ấm bảo vệ đàn trâu, bò
Trước tình hình thời tiết đang rét đậm, rét hại, để bảo vệ sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường cử cán bộ đi cơ sở để kiểm tra sản xuất, cùng UBND cấp xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chống rét cho cây trồng. Ðến giữa tháng 12, toàn tỉnh đã gieo trồng hơn 3.500 ha rau, đậu và khoảng 2.400 ha ngô vụ đông. Hiện nay, rau đậu đang phát triển thân lá, ngô đông chính vụ đang xoáy nõn trỗ cờ. Ðây là giai đoạn cây khá mẫn cảm với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh hại.
Ðợt rét kéo dài đã khiến một số xã của các huyện Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa... của tỉnh Ðiện Biên nhiệt độ có nơi xuống dưới 4 độ C. Dự báo, hôm nay 22.12, rét đậm, rét hại vẫn xảy ra trên diện rộng và kéo dài trong vài ngày tới.
Tại huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do rét đậm, có nơi nhiệt độ đã xuống tới âm 0,2 độ C, xuất hiện sương muối phủ trắng núi đồi. Ðây là mức giảm nhiệt thấp nhất ghi nhận được tại địa phương trong đợt lạnh rét này.
Chuẩn bị đón bão số 16
Bão Tembin di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ di chuyển nhanh (20 đến 25km/giờ) và có khả năng mạnh thêm. Ðến 22 giờ ngày 22.12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,8 độ vĩ bắc; 122,0 độ kinh đông, trên khu vực miền nam Philipin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 đến 100 km/giờ), giật cấp 13.
Sáng 21.12, trên vùng biển phía đông Phi-li-pin đã xuất hiện cơn bão có tên gọi quốc tế là Tembin. Hồi 22 giờ ngày 21-12, vị trí tâm bão Tembin ở vào khoảng 7,9 độ vĩ bắc; 127,3 độ kinh đông, cách bờ biển phía đông khu vực miền nam Phi-li-pin khoảng 110 km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (75 đến 100 km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ sau đó, bão Tembin di chuyển theo hướng tây tây bắc, tốc độ di chuyển nhanh (20 đến 25km/giờ) và có khả năng mạnh thêm. Ðến 22 giờ ngày 22-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,8 độ vĩ bắc; 122,0 độ kinh đông, trên khu vực miền nam Phi-li-pin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 đến 100 km/giờ), giật cấp 13.
Vùng núi miền Tây Nghệ An cũng xuất hiện băng tuyết
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Tembin di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tốc độ di chuyển nhanh (20 đến 25 km/giờ) và tiếp tục mạnh thêm. Ðến 22 giờ ngày 23-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,9 độ vĩ bắc; 117,3 độ kinh đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 560 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (90 đến 115 km/giờ), giật cấp 14.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Tembin di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tốc độ di chuyển nhanh (25 km/giờ) và còn tiếp tục mạnh thêm.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Ðà Nẵng đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 67.315 phương tiện với 346.146 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 15 để chủ động di chuyển, vòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các tỉnh, thành phố; Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Thủy sản, tính đến ngày 21-12, các sự cố tàu thuyền trên biển đã làm hai người mất tích, một người chết. Tại tỉnh Bình Thuận, sóng to gió lớn ở huyện Phú Quý đã gây sập 16 m tường rào nhà dân ven biển và phá hỏng 72 lồng bè cá.
Trong những ngày qua, không khí lạnh tiếp tục tăng cường khiến một số địa phương miền núi Nghệ An xuất hiện băng giá. Tại huyện Kỳ Sơn, nhiệt độ đã xuống 00C. Nhiệt độ xuống thấp, băng giá xuất hiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân. Tại xã Nậm Cắn, rét đã làm chết năm con bò của các hộ dân. Huyện đã có những chỉ đạo, hướng dẫn người dân chống rét, bảo đảm sức khỏe cho trẻ em, người già, đồng thời, có biện pháp sưởi ấm cho gia súc, gia cầm...
Sáng 21.12, tỉnh Bình Thuận đã thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát các khu vực sạt lở ven biển do ảnh hưởng của triều cường, xâm thực trên địa bàn TP Phan Thiết. Tỉnh chỉ đạo, huy động lực lượng giúp dân di dời đồ đạc, khắc phục sự cố; khẩn trương, kiên quyết di dời các hộ trong vùng nguy cơ để tránh gây thiệt hại về người. Ðối với các hộ sập nhà hoàn toàn, khẩn trương bố trí tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con có đất và kêu gọi đoàn thể, tổ chức xã hội hỗ trợ người dân xây nhà, ổn định cuộc sống đón Tết Nguyên đán.