dd/mm/yyyy

Loại cây trồng rất quen thuộc với người Việt, vừa ăn vừa là thuốc quý nhất trong các loài thảo mộc

Ngải cứu là cây trồng khá quen thuộc với người Việt Nam, nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày.

Nhắc đến ngải cứu không ai là không biết. Ngải cứu được trồng nhiều ở trong các khu vườn của gia đình Việt Nam. Không chỉ là rau ăn, mà ngải cứu còn là vị thuốc quen thuộc trong Đông y.

Theo Sohu & NetEase, ngải cứu được mệnh danh là vua của các loại thảo mộc, có giá trị dược liệu rất cao. Lá ngải cứu vị hơi đắng, không độc, giúp đả thông kinh mạch, trừ ẩm, tán hàn, điều hòa khí huyết.

Theo các nghiên cứu hiện đại, ngải cứu giàu các loại tinh dầu dễ bay hơi, các loại vitamin A, B1, B2, C. Ngải cứu có tính đắng, cay, ấm, đi vào lá lách, gan, thận.

Ngoài sử dụng làm rau ăn, lá ngải có những tác dụng vàng trong việc bảo vệ sức khỏe dưới đây.

Loại cây trồng rất quen thuộc với người Việt, vừa ăn vừa là thuốc quý nhất trong các loài thảo mộc- Ảnh 1.

Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe

Ngải cứu giúp lưu thông máu

Những người thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt do lưu thông máu kém có thể sử dụng ngải cứu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Bạn có thể dùng làm thức ăn, nấu các món như canh ngải cứu, ngải cứu rán trứng để tăng khả năng tuần hoàn máu não.

Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Ngoài ra trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Trị đau xương khớp

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con sẽ bị đau nhức xương khớp. Khi đó bạn nên tắm bằng lá ngải cứu để cải thiện tình trạng đau nhức. Bạn dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm. Sau đó pha nước ngải cứu với nước lạnh, đợi nước đạt nhiệt độ phù hợp thì dùng nước này để tắm.

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên hãy thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.

Điều trị bệnh nấm da chân, phù nề

Lá ngải cứu tác dụng sát trùng, tiêu viêm nên kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

Loại trừ cảm lạnh, đẹp da

Dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh.

Ngoài ra, ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Giúp trị gàu, giảm ngứa đầu

Do ngải cứu tính tiêu viêm, kháng khuẩn nên tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc. Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu tuần khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa có thể gội 1-2 lần/tuần.

Bạn kiên trì thực hiện phương pháp này tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa. Ngoài ra nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

Trên đây là những tác dụng của rau ngải cứu đối với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung ngải cứu vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.

Thanh Thanh (tổng hợp)