Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 đã giảm 15,5%. Ảnh minh họa
Hồ tiêu có cơ hội vượt mốc 80.000 đồng/kg?
Giá nông sản hôm nay, hơn một tuần giá hồ tiêu không thay đổi, chỉ giao dịch quanh ngưỡng 76 đến 78.000 đồng/kg. Đến phiên chốt tuần qua giá hồ tiêu đã tăng trở lại. Dù mức tăng 1.000 đồng/kg chỉ diễn ra tại một số địa phương nhưng người trồng tiêu kỳ vọng đà tăng sẽ được duy trì và tuần này tiêu sẽ vượt mốc 80.000 đồng/kg.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch tuần trước giá tiêu tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai giao dịch từ 77.000 đến 78.000 đồng/kg.
Trong khi, giá hồ tiêu tại Gia Lai và Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn giao dịch ở mức giá cũ, từ 76.000 đến 79.000 đồng/kg.
Sau đợt tăng cuối tuần trước, kỳ vọng giá tiêu tuần này sẽ vượt mốc 80.000 đồng/kg. Ảnh minh họa
Xuất khẩu cà phê giảm
Giá nông sản trong phiên chốt của tuần trước, giá cà phê trong nước bất ngờ giảm mạnh. Chỉ trong hai phiên cuối tuần, cà phê nội địa đã mất 1.000 đồng/kg. Tại các địa phương, giá cà phê đồng loạt quay về ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Theo số liệu ước tính của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 829.000 tấn.
Thị trường cà phê tuần này dự báo sẽ biến động mạnh, khó ngăn đà giảm giá đầu tuần. Ảnh minh họa
Trên thị trường thế giới, giá cà phê cũng có nhiều biến động. Theo các nhà phân tích cho rằng, thông tin thời tiết Brazil cho thấy các cơn lạnh mờ nhạt dần đã làm giá quay đầu giảm. Trong khi thông tin xuất khẩu từ các nước Mỹ Latinh, đặc biệt như Honduras lại tăng vọt đã làm thị trường ngạc nhiên.
Theo Agrimoney, sản lượng cà phê Colombia niên vụ 2017/18 sẽ đạt dưới 14 triệu bao loại 60kg do mưa lớn xảy ra thường xuyên trong vụ cà phê thứ hai trong năm( Mitaca) làm trì trệ quá trình thu hoạch chính, theo tin từ Liên đoàn Người trồng cà phê Colombia (Fedecafe).
Các dự đoán ban đầu cho thấy Colombia có khả năng đạt sản lượng 14,2 – 14,5 triệu bao sau mức sản lượng năm ngoái vào khoảng 14,23 triệu bao, mức cao nhất trong vòng 23 năm qua. Fedecafe đang xem xét thành lập quỹ bình ổn giá cà phê để bảo vệ người trồng cà phê tránh biến động giá hoặc thiết lập bảo hiểm thu hoạch để phòng tránh những biến đổi sâu sắc về thời tiết, nhưng những giải pháp như thế yêu cầu nguồn quỹ mà Liên đoàn hiện nay chưa có.
Đồng USD vẫn tiếp tục nằm trong đà giảm giá khi các số liệu kinh tế Mỹ được công bố ngày thứ 4 và hôm nay ( thứ 6) sẽ có thêm các báo cáo và đáng chú ý là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm). Tuy nhiên các quan sát từ giới đầu tư cho rằng USD vẫn tiếp tục đà giảm khi ECB tỏ rõ lập trường sẽ thắt chặt hơn chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ đồng EURO.
Thông tin thời tiết thuận lợi và nguồn cung tăng sẽ khiến giá cà phê biến động. Ảnh minh họa
Các nhà phân tích kỹ thuật bắt đầu lưu ý đến sự thay đổi xu hướng trên cả hai sàn cà phê, dù rằng các đợt Arabica tăng gần đây vẫn được đánh giá là chỉ ngắn hạn và vẫn còn nằm trong đà giảm của trung và dài hạn. Nhưng chính sàn Arabica lại đang dẫn dắt xu hướng Robusta.
Một điều đáng chú ý là sản lượng Brazil đang dần được bán ra nhiều hơn trên sàn, lượng thu hái đã được 2/3 và các tin sương giá đang mờ nhạt đã “neo giá” Arabica trong mức tăng nhiều hơn xu hướng giảm, biên độ tích lũy vẫn dao động chủ yếu trong khung 126 -130.
Thị trường cần phải vượt qua 133 để xác nhận đà tăng và điều này cần nhiều tin tức hỗ trợ khác ngoài các tin sản lượng cà phê. Biên độ dao động cuối tuần khả năng vẫn tích lũy trong khung 127 – 130 và ngưỡng chặn tâm lý tại 127 rất quan trọng, nhưng nếu phá qua mức 127 thì mức thấp nhất cũng không thấp hơn 125.
Trong khi đó, sàn Robusta gần như vẫn tạo được tâm lý tin tưởng giá sẽ về lại khu 2200 – 2215 dù rằng 2 phiên gần đây biên độ dao động chủ yếu trong vùng 2145 – 2165 và thị trường cần nhiều hơn các xung lực trên vùng 2175 để vươn lên 2200. Nhưng cũng rất dễ có những pha giảm về dưới 2145 và đáy thấp nhất cũng khó rơi ra vùng 2125.