Người trồng hồ tiêu đang đối mặt với thua lỗ khi giá hồ tiêu giảm mạnh. Ảnh TTXVN
Nghịch lý giá cà phê
Ngay những phiên giao dịch đầu tuần, giá hồ tiêu cuốn theo đà sụt giảm nhẹ. Đến phiên giao dịch giữa tuần bỗng tăng mạnh tới 800 đồng/kg. Biểu đồ giao dịch tràn ngập sắc xanh. Nhưng đà tăng giá chỉ chớp nhoáng khi chốt phiên giao dịch cuối tuần giá cà phê đã giảm thêm 100 đến 200 đồng/kg.
Giá cà phê có nhiều biến động, phiên giao dịc cuối tuần giảm 200 đồng/kg. Nguồn: tintaynguyen
Giá cà phê có những biến động do tác động từ thị trường thế giới. Theo giới phân tích cho hay, do giá USD sụt giảm cũng với sự lao dốc của đồng Reais của Brazil (một cường quốc sản xuất và xuất khẩu nông sản của thế giới) là những yếu tố tác động mạnh khiến giá cà phê sụt giảm.
Giới phân tích cho rằng, Giá cà phê Arabica vừa có một phiên sụt giảm mạnh tới 3,66%, trong khi giá cà phê Robusta đã có sự hồi phục đáng kể trước lúc đóng cửa để chỉ mất 0,66%.
Tuy nhiên, giá cà phê biến động mạnh chỉ là nhất thời trong khi Conab Brazil cũng vừa có đánh giá tiêu cực về sản lượng Brazil vụ mới, chắc chắn sẽ tác động lên các thị trường cà phê thế giới, nhất là trong phiên giao dịch đầu tuần tới.
Theo Conab, cơ quan quản lý nguồn cung cà phê của Brazil, sản lượng arabica của niên vụ này sẽ giảm 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 35,43 triệu bao. Conab cho rằng, giá arabica tới đây sẽ chịu nhiều áp lực vì lượng tồn kho lớn từ vụ mùa bội thu của năm ngoái.
Trước đó, một số công ty tài chính đã đưa ra nhận định về giá cà phê trong năm 2017 với những tín hiệu lạc quan.
Theo Công ty tài chính Sucden Financial cũng đánh giá, trong năm 2016, đà tăng giá ấn tượng của cả robusta và arabica đã giúp cà phê trở thành một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong chỉ số hàng hóa của Bloomberg.
Tin đồn đẩy giá hồ tiêu "thủng đáy"
Tin đồn Ấn Độ sẽ nhập thêm nhiều hồ tiêu hơn từ Sri Lanka và hồ tiêu Việt Nam được mùa đã khiến giới thương lái đẩy giá hồ tiêu giảm liên tiếp trong 5 phiên giao dịch. Chỉ tới phiên giao dịch cuối tuần thị trường mới bình tĩnh trở lại, hồ tiêu quay đầu tăng giá đồng loạt 2.000 đồng/kg.
Tuần vừa qua giá hồ tiêu giảm thêm 9.000 đồng/kg so với tuần trước. Nguồn: tintaynguyen
Đợt tăng này đã cứu vãn giá hồ vượt qua ngưỡng 80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với tuần trước, giá hồ tiêu đã mất 9.000 đồng/kg.
Chiếm gần 50% sản lượng hồ tiêu toàn cầu, Việt Nam có nhiều lợi thế để điều tiết thị trường. Vào lúc này, người dân cần bình tĩnh, không nên “bán tháo” thì giá tiêu sẽ tăng trở lại; và cần tranh thủ bán ra khi giá tiêu có dấu hiệu hồi phục trở lại. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay cần dừng lại việc mở rộng diện tích trồng hồ tiêu để tránh nguồn cung dư thừa hơn nữa.
Ông Đỗ Hà Nam.
Nếu so với đầu năm, giá tiêu vẫn còn ở mức 128.000-135.000 đồng/kg, chưa qua nửa năm hồ tiêu đã giảm gần 50.000 đồng/kg. Một số nhà phân tích cho rằng, giá tiêu giảm mạnh do một số tin đồn Việt Nam được mùa hồ tiêu trong niên vụ 2016 – 2017, nhiều khách hàng theo đó ép giá hồ tiêu xuống thấp.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu trong nước bắt đầu có xu hướng sụt giảm vào năm 2016 khi diện tích trồng hồ tiêu có dấu hiệu tăng trưởng “nóng”. Giữa tháng 3.2016 giá tiêu đen xô xuống chỉ còn 130.000 đồng/kg, sau đó tăng lên 180.000 đồng/kg vào tháng 5.
Tuy nhiên, từ tháng 8 đến cuối năm, giá hồ tiêu luôn xu hướng giảm và có dấu hiệu khó phục hồi được như năm 2015. Đến đầu năm 2017, giá tiêu vẫn còn ở mức 128.000-135.000 đồng/kg và chỉ giảm xuống dưới 80.000 đồng/kg từ tháng 5.2017.
Trong bối cảnh giá tiêu rớt nhanh một cách “chóng mặt”, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA cho biết, từ cuối năm 2016, giới kinh doanh hồ tiêu thế giới nhận định niên vụ 2016-2017 Việt Nam được mùa hồ tiêu lớn nhất kèm theo đó là sản lượng tăng cao. Điều này đã tác động đến tâm lý người mua, dẫn đến việc hạn chế mua vào để ép giá.
Mặt khác, thị trường hồ tiêu Việt Nam mới đây cũng đã xuất hiện một lượng hồ tiêu khá lớn có nguồn gốc từ Campuchia mang về, khiến nguồn cung vốn đã dồi dào lại càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người mới trồng tiêu khi kết thúc vụ thu hoạch thường đẩy mạnh bán ra để chi trả chi phí đầu tư ban đầu. Những điều này đã tạo ra tâm lý “hoảng hốt” và tranh nhau bán ra dù giá đang giảm thấp.
Trên thị trường tiêu kỳ hạn hôm thứ Sáu, giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ sang châu Âu và Mỹ cũng tiếp tục giảm, lần lượt về 8.250 USD/tấn và 8.500 USD/tấn.