dd/mm/yyyy

Gấp rút tìm giống sắn kháng bệnh khảm lá nguy hiểm

Dù Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh và nhiều tỉnh đã có các biện pháp phòng, chống nhưng đến nay, dịch bệnh khảm lá sắn (khoai mì) vẫn hoành hành phức tạp. Đáng nói là dù biết sắn bị nhiễm bệnh, nông dân vẫn liều mình trồng tiếp cho vụ sau trong bối cảnh không có hom giống sạch bệnh.

Bệnh lây lan nhanh và khó chữa

Trước tình hình dịch khảm lá sắn đang bùng phát dữ dội, gây nhiều thiệt hại cho nông dân trồng sắn, mới đây Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phòng chống bệnh khảm trên cây mì (sắn)”.

Người dân chặt hom sắn để làm giống cho vụ sau. (Ảnh: Vũ Nguyệt)
Người dân chặt hom sắn để làm giống cho vụ sau. (Ảnh: Vũ Nguyệt)

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết: Tại châu Á, bệnh khảm lá sắn được công bố đầu tiên tại Ấn Độ năm 1985 và tiếp theo tại Sri Lanka năm 2002. Trong suốt một thời gian dài, bệnh chỉ gây hại tại 2 quốc gia này. Tuy nhiên, vào tháng 5.2015, bệnh đã được phát hiện tại tỉnh Ratanakiri và KaunMoum của Campuchia (cách biên giới Việt Nam khoảng 40km). Lúc đó, Cục BVTV cũng đã ra nhiều thông

Về lâu dài, cần nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ học của bệnh virus khảm lá sắn; nghiên cứu hiệu quả của biện pháp canh tác IPM (vệ sinh đồng ruộng, sử dụng hom giống sạch bệnh, thời vụ trồng, mật độ, xen canh, luân canh, phân bón,…) đối với bệnh và bọ phấntrắng. Nghiên cứu, chọn tạo và đánh giá các dòng/giống sắn (nội địa và nhập nội) có khả năng kháng/chống chịu với bọ phấn trắng để chọn tạo và khuyến cáo cho sản xuất.

báo đặc biệt cho các tỉnh trồng sắn giáp biên giới Campuchia nhằm giám sát sự xuất hiện của bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn xâm nhập vào Việt Nam, xuất hiện đầu tiên vào tháng 5.2017 tại xã Tân Hà (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh).

Sau đó, bệnh nhanh chóng lây lan sang các huyện khác trong tỉnh, chủ yếu gây hại trên giống sắn HLS11. Bệnh lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống nên chỉ trong thời gian ngắn, bệnh đã lây sang nhiều nơi, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam.

Theo ông Lê Quốc Cường – Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam, tính đến tháng 10.2018, bệnh đã xuất hiện, gây hại tại các vùng trồng sắn của 12 tỉnh, thành phố (Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh và Long An), với tổng diện tích nhiễm bệnh gần 40.000ha. Trong đó, nhiễm nặng nhất là tại tỉnh Tây Ninh (khoảng trên 90% diện tích sắn bị nhiễm bệnh). Theo PGS Lê Ngọc Anh, chuyên gia côn trùng học, điều nguy hiểm nhất là phổ ký chủ của các loài bọ phấn trắng cực kỳ rộng, có khả năng nhiễm tới 600 loài cây thuộc 74 họ thực vật.

Còn PGS.TS Hà Viết Cường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), người có nhiều nghiên cứu về bệnh khảm lá sắn trong những năm gần đây ở Việt Nam cho biết: “Hiện có nhiều loại thuốc BVTV có thể diệt trừ được bọ phấn trắng. Tuy nhiên, do đa dạng về loài (tại Việt Nam có ít nhất 6 loài bọ phấn trắng), lại có phổ ký chủ vô cùng rộng, nên việc dùng thuốc BVTV để diệt trừ loài bọ này nhằm ngăn dịch khảm lá sắn là bất khả thi. Bởi bọ phấn trắng từ các đối tượng cây trồng khác có thể tái nhiễm các diện tích sắn đã được diệt trừ. Chiến lược quản lý bệnh hiệu quả nhất là phải chọn tạo ra được giống sắn kháng hoặc chịu bệnh”.

Dùng giống kháng bệnh

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Văn Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, sắn là cây lương thực quan trọng, có đóng góp lớn trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của nước ta. Tuy nhiên, khoảng 7-8 năm gần đây, cây sắn liên tiếp bị nhiều dịch bệnh nguy hiểm tấn công như dịch rệp sáp hồng, bệnh chổi rồng và hiện nay là bệnh khảm lá.

“Ngoài việc vận động bà con nông dân tích cực vệ sinh đồng ruộng, mạnh tay tiêu hủy các diện tích sắn nhiễm bệnh, thậm chí ngừng trồng một thời gian để cách ly nguồn gây bệnh thì cần có giải pháp ứng phó bền vững với loại virus gây khảm lá sắn. Không còn cách nào khác là phải đầu tư cho việc nghiên cứu, chọn tạo các giống sắn có khả năng kháng được với virus này” – ông Khởi cho biết.

Kiểm tra diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh). (Ảnh: Xuân Lâm)
Kiểm tra diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh). (Ảnh: Xuân Lâm)

Phát biểu tại diễn đàn, đại diện Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, để phòng chống dịch khảm lá sắn hiệu quả, giải pháp trước mắt là cần tuyên truyền rộng rãi cho lãnh đạo các tỉnh, huyện, các bộ và người dân địa phương về sự nguy hiểm của bệnh virus khảm lá sắn và các giải pháp phòngtrừ; tổ chức ngay và triệt để công tác thu gom, tiêu hủy cây bị bệnh, phun trừ môi giới ở các địa bàn vừa xuất hiện bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch nội địa, không vận chuyển, trao đổi hom giống và các bộ phận khác của cây sắn từ vùng bị nhiễm bệnh sang vùng chưa nhiễm bệnh.

Đặc biệt, chỉ sử dụng cây sắn khỏe ở ruộng không bị nhiễm bệnh để trồng mới. Có thể trồng hỗn hợp nhiều loại giống có mức độ kháng nhiễm khác nhau với bệnh để làm giảm áp lực bệnh trên đồngruộng. Đối với những vùng bị bệnh nặng, hướng dẫn nông dân chuyển sang cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất 1 vụ, trong thời gian này không trồng các loại cây là ký chủ của bọ phấn trắng (thuốc lá, cà chua, cà tím, bầu bí, khoai tây, ớt, chanh dây,...).

Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các địa phương cần phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống sắn kháng bệnh, giống ít bị bệnh để trồng (hiện nay có giống KM 94). Lưu ý không trồng các giống đã bị nhiễm bệnh nặng như: HLS-11, HLS-12, KM 419, KM 140.

Minh Huệ