dd/mm/yyyy

Độc chiêu lặn suối gây mê bắt cá lăng ở miền Tây xứ Nghệ

Để bắt được những con cá lăng nấp trong hang dưới lòng suối người dân xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã nghĩ ra độc chiêu dùng lá cơi khiến cà như bị đánh thuốc mê ngoi ra khỏi hang và bị tóm gọn.


Những khi thời tiết nắng nóng cũng là dịp để những người dân ở xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) rủ nhau ra sông Nậm Mộ bắt cá lăng đặc sản. Ảnh: Đào Thọ

Thời điểm trời nắng nóng là lúc lí tưởng nhất để nhiều người dân ở xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) lặn xuống sông bắt cá lăng với các phương tiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả không ngờ.

Phương tiện để đánh bắt loài cá này là chài hoặc những chiếc lưới đánh cá bình thường. Ảnh: Đào Thọ
Phương tiện để đánh bắt loài cá này là chài hoặc những chiếc lưới đánh cá bình thường. Ảnh: Đào Thọ
Thế nhưng việc khó khăn nhất là muốn bắt được cá lăng, người dân phải lặn sâu, ngâm mình hàng giờ đồng hồ dưới nước. Ảnh: Đào Thọ
Thế nhưng việc khó khăn nhất là muốn bắt được cá lăng, người dân phải lặn sâu, ngâm mình hàng giờ đồng hồ dưới nước. Ảnh: Đào Thọ
 Theo anh Cụt Văn Đoàn ở bản Nhãn Cù (xã Tà Cạ): Cá lăng rất khôn, mỗi con thường sống trong một hang đá sâu nên việc tìm ra và bắt chúng không dễ. Có con ẩn nấp trong hang gần bờ thì còn dễ chứ nếu chúng ở sâu phía dưới sông thì phải lặn xuống để mò tìm. Ảnh: Đào Thọ
Theo anh Cụt Văn Đoàn ở bản Nhãn Cù (xã Tà Cạ): Cá lăng rất khôn, mỗi con thường sống trong một hang đá sâu nên việc tìm ra và bắt chúng không dễ. Có con ẩn nấp trong hang gần bờ thì còn dễ chứ nếu chúng ở sâu phía dưới sông thì phải lặn xuống để mò tìm. Ảnh: Đào Thọ
Sau khi xác định được hang ẩn nấp của chúng, người trên bờ có nhiệm vụ chặt lá cơi về để chuẩn bị bắt cá. Lá của cây cơi được xem như
Sau khi xác định được hang ẩn nấp của chúng, người trên bờ có nhiệm vụ chặt lá cơi về để chuẩn bị bắt cá. Lá của cây cơi được xem như "thuốc mê" khiến cá xót mắt, thiếu ô xy. Ảnh: Đào Thọ
Lá cơi được giã nát và cho vào một mảnh vải buộc kín trên đầu chiếc que nhỏ. Ảnh: Đào Thọ
Lá cơi được giã nát và cho vào một mảnh vải buộc kín trên đầu chiếc que nhỏ. Ảnh: Đào Thọ
Người dưới nước phải lấy lưới phủ kín hang cá để không cho cá thoát ra ngoài. Ảnh: Đào Thọ
Người dưới nước phải lấy lưới phủ kín hang cá để không cho cá thoát ra ngoài. Ảnh: Đào Thọ
Sau khi đã xong mọi công đoạn, chỉ cần lấy đùm lá cây cơi và lặn xuống nhét vào hang cá. Theo anh Lô Văn Hằng (bản Nhãn Cù - Tà Cạ), khi gặp lá cơi, cá lăng không chịu nổi chất độc của lá sẽ chạy ra khỏi hang và mắc vào lưới. Tuy nhiên, cũng có con rất
Sau khi đã xong mọi công đoạn, chỉ cần lấy đùm lá cây cơi và lặn xuống nhét vào hang cá. Theo anh Lô Văn Hằng (bản Nhãn Cù - Tà Cạ), khi gặp lá cơi, cá lăng không chịu nổi chất độc của lá sẽ chạy ra khỏi hang và mắc vào lưới. Tuy nhiên, cũng có con rất "lỳ lợm", phải lặn xuống nhét lá đến nhiều lần chúng mới chịu ra. Ảnh: Đào Thọ
Sản phẩm của một buổi lặn bắt cá lăng trên sông Nậm Mộ. Theo nhiều người dân cho biết, cá lăng ở đây ngon hơn các nơi khác bởi chúng không sống ở gần núi đá vôi. Giá cá lăng được thu mua ở thị trấn Mường Xén hiện tại là 300-400 nghìn đồng/kg, vì vậy có những ngày nhiều người kiếm được cả triệu bạc. Ảnh: Đào Thọ
Sản phẩm của một buổi lặn bắt cá lăng trên sông Nậm Mộ. Theo nhiều người dân cho biết, cá lăng ở đây ngon hơn các nơi khác bởi chúng không sống ở gần núi đá vôi. Giá cá lăng được thu mua ở thị trấn Mường Xén hiện tại là 300-400 nghìn đồng/kg, vì vậy có những ngày nhiều người kiếm được cả triệu bạc. Ảnh: Đào Thọ
Đào Thọ