dd/mm/yyyy

Chiêm ngưỡng sanh cổ đại gia Hà Nội đổi 10 cây vàng “chấn động” một thời

Cây sanh cổ thụ có tên gọi “Hồn Việt” hiện thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tân Khoa hay còn được gọi là “Khoa sắt” (Hoàng Mai, Hà Nội).

Cách đây 20 năm, ông Khoa (Hà Nội) đã phải bỏ ra 10 cây vàng để thuyết phục chủ nhân của siêu cây sanh cổ này nhượng lại. Thời điểm đó, số tiền ông chi để sở hữu cây sanh trăm tuổi từng gây “chấn động” trong giới chơi sinh vật cảnh.

Cây sanh cổ có tuổi đời hơn 100 năm được ông Khoa mua của một gia đình ở Thanh Oai (Hà Nội) cách đây 20 năm.
Cây sanh cổ có tuổi đời hơn 100 năm được ông Khoa mua của một gia đình ở Thanh Oai (Hà Nội) cách đây 20 năm.
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây sanh cổ này được xếp vào dạng “hiếm có, khó tìm” nhờ hình dáng độc đáo và bông tán đẹp mắt, cây có chiều cao 1m2, tán xòe rộng 3m và đường kính thân là 30cm.
Theo chủ nhân của tác phẩm, cây sanh cổ này được xếp vào dạng “hiếm có, khó tìm” nhờ hình dáng độc đáo và bông tán đẹp mắt, cây có chiều cao 1m2, tán xòe rộng 3m và đường kính thân là 30cm.
Cây nổi bật bởi bộ rễ sần sùi, nổi hẳn lên mặt đất và bám chặt với lớp đất đá rêu phong. Để tạo dấu ấn cho tác phẩm của mình, xung quanh gốc cây, ông Khoa còn tự tay thiết kế các tiểu cảnh như: bến nước, sân đình, Tháp Rùa và Đền Ngọc Sơn… Đây cũng được xem là “siêu cây” đầu tiên đưa tiểu cảnh vào như một tác phẩm nghệ thuật
Cây nổi bật bởi bộ rễ sần sùi, nổi hẳn lên mặt đất và bám chặt với lớp đất đá rêu phong. Để tạo dấu ấn cho tác phẩm của mình, xung quanh gốc cây, ông Khoa còn tự tay thiết kế các tiểu cảnh như: bến nước, sân đình, Tháp Rùa và Đền Ngọc Sơn… Đây cũng được xem là “siêu cây” đầu tiên đưa tiểu cảnh vào như một tác phẩm nghệ thuật
Ông Khoa cho biết, trước đây cây thuộc sở hữu của một dòng họ ở Thạch Bích (Thanh Oai, Hà Nội) và được xem như báu vật. Năm 1998, tôi vô tình biết đến “siêu cây” này qua một người bạn và lập tức bị thu hút.
Ông Khoa cho biết, trước đây cây thuộc sở hữu của một dòng họ ở Thạch Bích (Thanh Oai, Hà Nội) và được xem như báu vật. Năm 1998, tôi vô tình biết đến “siêu cây” này qua một người bạn và lập tức bị thu hút.
“Thời điểm đó, để thuyết phục người bán sang nhượng, tôi phải mất rất nhiều công sức, thời gian. Ban đầu, họ nhất quyết từ chối dù tôi có trả giá cao cỡ nào, chỉ đến khi cần tiền đào ao, gia đình đó mới tiếc nuối bán lại cho tôi với giá khoảng 10 cây vàng”, ông Khoa kể.
“Thời điểm đó, để thuyết phục người bán sang nhượng, tôi phải mất rất nhiều công sức, thời gian. Ban đầu, họ nhất quyết từ chối dù tôi có trả giá cao cỡ nào, chỉ đến khi cần tiền đào ao, gia đình đó mới tiếc nuối bán lại cho tôi với giá khoảng 10 cây vàng”, ông Khoa kể.
Vị đại gia cho biết, vào thời điểm đó, số tiền ông chi để sở hữu cây sanh trăm tuổi từng gây “chấn động” trong giới chơi sinh vật cảnh. Sau khi sở hữu cây sanh cổ quý giá này, tôi dành rất nhiều thời gian, tâm sức để cắt tỉa, tạo hình và uốn thế.
Vị đại gia cho biết, vào thời điểm đó, số tiền ông chi để sở hữu cây sanh trăm tuổi từng gây “chấn động” trong giới chơi sinh vật cảnh. Sau khi sở hữu cây sanh cổ quý giá này, tôi dành rất nhiều thời gian, tâm sức để cắt tỉa, tạo hình và uốn thế.
Tôi nhớ thời điểm đó, 10 cây vàng mua được miếng đất Hà Nội và rất nhiều đồ dùng giá trị khác. Khi tôi mang cây về đến nhà, trong tháng đầu tiên, ngày nào nhà tôi cũng có rất đông người kéo đến. Thậm chí, mọi người còn nói vui, tiền nước chè, ăn uống tôi chiêu đãi lúc đó còn đắt ngang bằng tiền mua cây, ông Khoa kể.
Tôi nhớ thời điểm đó, 10 cây vàng mua được miếng đất Hà Nội và rất nhiều đồ dùng giá trị khác. Khi tôi mang cây về đến nhà, trong tháng đầu tiên, ngày nào nhà tôi cũng có rất đông người kéo đến. Thậm chí, mọi người còn nói vui, tiền nước chè, ăn uống tôi chiêu đãi lúc đó còn đắt ngang bằng tiền mua cây, ông Khoa kể.
Năm 2006, trong dịp triển lãm sinh vật cảnh được tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), cây sanh cổ trăm tuổi lần đầu tiên được ông Khoa giới thiệu cho khách tham quan thưởng lãm.
Năm 2006, trong dịp triển lãm sinh vật cảnh được tổ chức ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), cây sanh cổ trăm tuổi lần đầu tiên được ông Khoa giới thiệu cho khách tham quan thưởng lãm.
Thời điểm đó, cây sanh có tên gọi là “dáng làng” và được nhiều dân chơi sinh vật cảnh đánh giá cao bởi tạo hình độc đáo với dáng thế đẹp mắt. Sau này, ông Khoa đổi lại thành sanh “Hồn Việt”
Thời điểm đó, cây sanh có tên gọi là “dáng làng” và được nhiều dân chơi sinh vật cảnh đánh giá cao bởi tạo hình độc đáo với dáng thế đẹp mắt. Sau này, ông Khoa đổi lại thành sanh “Hồn Việt”
Thời điểm năm 2010, thị trường cây cảnh sôi động, nhiều người đánh ô tô đến trả giá lên đến chục tỷ đồng nhưng tôi không bán, ông Khoa cho biết.
Thời điểm năm 2010, thị trường cây cảnh sôi động, nhiều người đánh ô tô đến trả giá lên đến chục tỷ đồng nhưng tôi không bán, ông Khoa cho biết.
Hồng Phú