Kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa tại Hưng Yên. Ảnh minh họa
Các tỉnh phía Bắc
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tuổi lớn hại diện hẹp trên trà lúa muộn và lúa xanh tốt.
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 6 mật độ tăng và hại diện rộng trên các trà lúa.
- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc, dảnh héo diện hẹp trên các trà lúa.
- Bệnh lùn sọc đen gây hại trà lúa mùa trung - muộn, tập trung các tỉnh ven biển.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại diện hẹp, trên các giống nhiễm, chủ yếu các tỉnh miền núi.
- Bệnh vàng lá di động gây hại diện hẹp trà lúa mùa trung - muộn.
- Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn… hại tăng.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 tại tiếp tục gây hại trên lúa mùa đứng cái - đòng trỗ.
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Gây hại trên lúa HT giai đoạn chín, trên lúa mùa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.
- Bệnh lùn sọc đen: Gây hại trên lúa HT, phát sinh trên lúa mùa xu hướng tăng nhanh.
- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại tăng trên lúa mùa.
- Bệnh khô vằn, lem lép hạt gây hại trên lúa trỗ - chín tại các tỉnh trong vùng.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại trên trà lúa đứng cái - làm đòng.
- Sâu đục thân, nhện gié, bệnh sinh lý... gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa mùa.
Người dân phun thuốc phòng trừ bệnh rầy nâu trên lúa. Ảnh minh họa
Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép hạt, bệnh khô vằn, bệnh chết cây, sâu đục thân... gây hại trên lúa HT giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh.
- Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại trên lúa rẫy ở Tây Nguyên và rải rác ở đồng bằng.
- Bọ trĩ, sâu keo, bệnh đốm nâu, bệnh nghẹt rễ... hại cục bộ lúa vụ 3 giai đoạn đẻ nhánh và lúa vụ 10 giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Tiếp tục hại cục bộ các trà lúa.
Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 5 trưởng thành, cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy di trú chích hút thân cây lúa; khi rầy xuất hiện mật số cao cần phun xịt thuốc kịp thời theo nguyên tắc 4 đúng. Đặc biệt, vùng chuẩn bị gieo cấy lúa TĐ - mùa 2017 trong tuần đầu tháng 9/2017 nên theo dõi rầy nâu vào đèn và khí tượng thuỷ văn để tiến hành gieo cấy đạt hiệu quả cao.
- Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục giảm (lúa HT đang vào cuối vụ). Trên lúa TĐ - mùa, cần theo dõi giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ.
Ngoài ra, lưu ý bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt, chuột... giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ - chín.
+ Đối với diện tích gieo sạ mới, sử dụng Rainbow 410SE (thuốc trừ cỏ tiền mọc mầm và hậu mọc mầm) với cơ chế “diệt mầm 2 lớp”. Sử dụng 1 cặp Rainbow 410SE (gồm Rainbow 125ml
+ chất an toàn Fenclorim 50ml) cho 1.000m2 để trừ hiệu quả cỏ dại trong ruộng lúa ở giai đoạn: Chưa mọc mầm và đã mọc mầm 0 - 3 ngày sau sạ. Với phổ diệt cỏ rộng, diệt cả 3 nhóm cỏ: hòa bản, chác lác, lá rộng, an toàn cho mầm lúa.
+ Bệnh đạo ôn trên lúa (đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông) xu hướng gia tăng mạnh, dùng thuốc đặc trị Beam 75WP - “cắt ngay cháy lá” (250g/ha) phun khi vết bệnh chớm xuất hiện.
+ Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt.
+ Phối hợp Beam 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa.
+ Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.
+ Phòng trừ rầy nâu, dùng Applaud 25WP, liều lượng 700g/ha. Hoặc sử dụng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha) rải đều trên ruộng lúa, khi rầy ở tuổi 1, 2.
+ Trừ sâu đục thân hại lúa, dùng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày.
+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước).
+ Ngoài ra, có thể bổ sung thêm phân bón Hoàng Hổ Si (chứa thành phần là SiO2) hoặc Foliar Blend để giúp lúa tăng sức đề kháng, tăng năng suất và chất lượng.
2. Dịch bệnh trên cây ngô (bắp):
+ Sử dụng Maxer 660SC (1,25 – 2,5 lít/ha) trừ cỏ ở giai đoạn từ 7 - 20 ngày đối với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen.
+ Sử dụng Farich 40SC – thuốc cỏ lưu dẫn, chọn lọc, hậu nảy mầm, chuyên trừ cỏ lá rộng và lá hẹp trên ruộng ngô (bắp).
3. Dịch bệnh trên hồ tiêu: Phun phủ trụ các sản phẩm Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.
4. Dịch bệnh trên Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80g/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước).