Bệnh lùn sọc đen hại lúa mùa tại Nam Định
Tại quyết định, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị giao Chủ tịch UBND các huyện: Giao Thuỷ, Xuân Trường, Hải Hậu, Trực Ninh; Giám đốc Sở NN-PTNT và thủ trưởng các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các nội dung của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật khi có công bố dịch, quy định của Bộ NN&PTNT, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn về phòng chống dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Trước tình hình dịch bệnh lùn sọc đen lan rộng đó, Sở NN&PTNT Nam Định đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh công bố dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa.
Văn bản này ghi rõ: “Đến ngày 25.9.2017, toàn tỉnh có 16.662 ha lúa mùa bị nhiễm bện lùn sọc đen. Các huyện có nhiều diện tích nhiễm bệnh nhiều là Giao Thủy (5.100ha), Xuân Trường (2.553ha), Hải Hậu (2.803ha), Trực Ninh (2.200ha).
Tỉnh Nam Định có trên 16.600ha lúa mùa bị nhiễm bện lùn sọc đen
Theo ông Đỗ Hải Điền - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Riêng tại 4 huyện này, sẽ có trên 4.000 ha lúa mùa bị mất trắng (thiệt hại trên 70% năng suất) và khoảng 8.000 ha thiệt hại 30 – 70% năng suất. Tỷ lệ diện tích lúa mùa nhiễm bệnh lùn sọc đen toàn tỉnh khoảng 23 - 25%.
Nhưng điều đáng nói, diện tích nhiễm bệnh nặng sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, vì Nam Định có khoảng 10.000 ha lúa chưa đến thời kỳ trỗ do phải cấy lại (do ảnh hưởng của mưa bão đầu vụ), các dấu hiệu của bệnh lùn sọc đen chưa biểu hiện rõ ràng.
Nguyên nhân bùng phát được Sở NN&PTNT xác định là do thời tiết, sinh thái vụ mùa 2017 thuận lợi cho rầy lưng trắng phát sinh với mật độ rất cao.