dd/mm/yyyy

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng

Là địa phương có nhiều sản phẩm đặc trưng trong lĩnh vực nông nghiệp, Sơn La tích cực quảng bá hình ảnh và tiêu thụ các sản phẩm nông sản.


Clip: Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng

Quảng bá các sản phẩm đặc trưng, góp phần nâng cao thu nhập

Trong những năm trở lại đây, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm tới công tác xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá hình ảnh và tiêu thụ các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh tới các thị trường trong và ngoài nước. Đây là hướng đi đúng đắn, bền vững giúp người nông dân gia tăng giá trị sản phẩm nông sản, đồng thời đem lại sức bật mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp của địa phương.

Lúa nếp tan Mường Và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bảo hộ. Điều này có ý nghĩa quan trọng với người nông dân trồng lúa, đồng thời là cơ hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, huyện Sốp Cộp đã chọn sản phẩm nếp tan Mường Và là sản phẩm đặc trưng của huyện. Sản phẩm gạo nếp tan Mường Và còn được chọn là một trong 20 sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La trong năm 2019 và HTX Nông nghiệp Nam Phượng, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp được lựa chọn là đơn vị sản xuất.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 2.

Sản phẩm gạo nếp tan Mường Và được chọn là một trong 20 sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La năm 2019. Ảnh: Văn Ngọc

Ông Nguyễn Duy Phượng, Giám đốc HTX nông nghiệp Nam Phượng, cho biết: Hương vị nếp tan Mường Và thơm, dẻo rất đặc trưng, luôn được giá cao hơn so với trồng ở các địa phương khác. Loại gạo nếp này được tiêu thụ ổn định, ngay từ khi bước vào vụ lúa, chưa kịp thu hoạch đã có tư thương đến hỏi mua. Vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, HTX dự kiến tiêu thụ khoảng hơn 10 tấn gạo nếp ra thị trường, với giá 15 triệu đồng/tấn.

"Hiện, HTX đang mở rộng liên kết, hỗ trợ bà con vật tư, kỹ thuật sản xuất đến bao tiêu, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ, gian hàng nông sản trên địa bản của tỉnh cũng như ở các thành phố lớn. Qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gạo, đưa thương hiệu nếp tan Mường Và vươn xa hơn", ông Phương nói.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 3.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 4.

HTX Nông nghiệp Nam Phượng, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp đây mạnh quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại, các gian hàng nông sản trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Văn Ngọc

Nhận thấy tỏi được trồng ở các xã dọc quốc lộ 6, như: Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Chiềng Đông, Sặp Vạt với sản lượng khá lớn, HTX Tây Bắc, tiểu khu 4, thị trấn Yên Châu (Sơn La) đã đầu tư lò ủ để sản xuất tỏi đen. Trao đổi với phóng viên, Chị Nguyễn Thị Yến Linh, Giám đốc HTX Tây Bắc cho biết: Trong sản xuất sản phẩm tỏi đen, không sử dụng chất phụ gia hay chất bảo quản, là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Tham gia chương trình OCOP, HTX được các ngành chức năng của huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia chương trình. Năm 2019, sản phẩm "Tỏi đen Châu Yên" của HTX được UBND huyện chứng nhận đạt giải A trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP". Đến năm 2020, sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh. 

"Tỏi đen Châu Yên" của HTX Tây Bắc đã được quảng bá rộng rãi và bán trên các trang mạng xã hội và các cửa hàng phân phối, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi 1 tháng, HTX sản xuất và tiêu thụ 3 tấn tỏi đen, chủ yếu xuất bán tại các thị trường: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hóa... Doanh thu mỗi năm đạt từ 2,5-3 tỷ đồng, tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên". Chị Linh nói.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 5.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 6.

Để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm HTX Tây Bắc, tiểu khu 4, thị trấn Yên Châu (Sơn La) đẩy mạnh quảng bá trên các trang mạng điện tử. Ảnh: Văn Ngọc

Sơn La nhiều giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đặc trưng

Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La thông tin: Đến nay, tỉnh Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần, là những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La khá phong phú về chủng loại, gồm 5 nhóm chính: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm, dịch vụ nông thôn.

Trong những năm qua công tác quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh đã được thực hiện tương đối tốt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, tặng về số lượng và nâng cao hiệu quả đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu, chất lượng nông sản tỉnh Sơn La đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời góp phần tiêu thụ cơ bản hết sản phẩm nông sản cho người nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó tiếp tục tổ chức các tuần hàng nông sản an toàn tại các tỉnh, thành phố, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội nghị kết nối giao thương, sự kiện xúc tiến thương mại lớn trong nước, tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước như Shopee, Postmart.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 7.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 8.

Tuần hàng nông sản an toàn sơn la tại Hà Nội. Ảnh: Văn Ngọc

Trong những năm qua công tác quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh đã được thực hiện tương đối tốt, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, tặng về số lượng và nâng cao hiệu quả đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu, chất lượng nông sản tỉnh Sơn La đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước; đồng thời góp phần tiêu thụ cơ bản hết sản phẩm nông sản cho người nông dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 2022, một trong những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chính đã được Sở Công Thương và các sở ngành tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện như: Tổ chức Hội nghị định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La; Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ. xuất khẩu xoài và sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2022 với quy mô trên 500 đại biểu với 28 điểm cầu trong nước và 17 điểm cầu tại 07 quốc gia trên thế giới; Bên cạnh đó tiếp tục tổ chức các tuần hàng nông sản an toàn tại các tỉnh, thành phố, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội nghị kết nối giao thương, sự kiện xúc tiến thương mại lớn trong nước, tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước như Shopee, Postmart,

Trên cơ sở phát huy các kết quả đã đạt được, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các sở ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2023 và trong đó tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản. Tiếp tục thực hiện công tác cung cấp thông tin, dự báo và phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu đề kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp, HTX nhằm định hướng sản xuất, kinh doanh của đơn vị và nắm được các quy định, tiêu chuẩn sản phẩm khi tiêu thụ và xuất khẩu sang thị trường các nước. Tuyên truyền, quảng bá trên các cơ quan thông tấn (báo, đài,...) địa phương và trung ương, thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, các tuần hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm. Duy trì các điểm bán sản phẩm Ocop, sản phẩm nông sản an toàn.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 9.

Sơn La đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm đặc trưng - Ảnh 10.

với sự chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, ngành công thương tỉnh Sơn La đã góp phần thiết thực giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: Văn Ngọc

Tập trung kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước: Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, các hãng bay. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử: Tổ chức tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các sản thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tổ chức các chương trình trực tuyến (livestream)...; triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh,..

Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu: Chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao... đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trưởng xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh