dd/mm/yyyy

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao

Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng mô hình sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh 4.0 (mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp).

Clip: Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao, giúp nông dân nâng cao sản xuất

Ngày 3/1, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức bàn giao vật tư, thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh 4.0 mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dự án được xây dựng tại hộ gia đình anh Nguyễn Đình Huy, bản Là Ngà 2, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Dự án gồm: Hệ thống điều khiển trung tâm; Kênh châm phân rời (có định lượng); Phần mềm IoT, điều khiển, quản lý và lưu trữ dữ liệu; Phần mềm quan trắc, phân tích và thu thập dữ liệu, kết nối các thiết bị cảm biến môi trường; Cảm biến độ ẩm đất; Cảm biến EC đất; Cảm biến PH đất; Van điện từ phi 60 nhựa E 3; Chiết áp bảo vệ đường ống; Lọc màng phi 60; Lọc lưới chữ Y phi 34 ở đầu bồn phân; Van bi một chiều nhựa phi 60; Phụ kiện trạm bơm (dây điện, phụ kiện, ống nối từ bồn phân, nguồn nước vào máy và từ máy đến van từ. Với tổng mức đầu tư trên 300 triệu đồng.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 2.

Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng mô hình sản xuất rau, quả ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh 4.0 (mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp). Ảnh: Nguyễn Vinh

Anh Nguyễn Đình Huy, bản Là Ngà 2, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết: Trước khi chưa tiếp cận hệ thống châm phân tự động Next Farm Fertikit 4G này gia đình tôi mất rất nhiều thời gian để chăm sóc vườn của gia đình. Với hơn 1ha diện tích canh tác này gia đình tôi phải mất 3 giờ đồng hồ để có thể để pha phân và bón cho cây trồng.

Khi tiếp cận với hệ thống này thời gian giảm xuống còn 50 - 60 phút. Thời gian đó mình có thể tận dụng làm việc khác được. Hệ thống rất dễ dàng sử dụng, ai cũng có thể điều khiển được. Bên cảnh đó, hệ thống này châm phân tự động Next Farm Fertikit 4G cũng có thể phân tích được độ ẩm đất;  EC đất; PH đất, từ đó giúp nông dân có thể điều chỉnh chất dinh dưỡng co cây một cách hiệu quả nhất.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 3.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 4.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 5.

Hệ thống châm phân tự động là hệ thống điều tiết chất dinh dưỡng phân hay thuốc bảo vệ thực vật theo đường ống nước đi tới những cây trồng, rau quả cần tưới. Ảnh: Nguyễn Vinh

Anh Hồ Quốc Biên, Kỹ sư tự động hóa, Công ty cổ phần NextVision (đơn vị cung ứng) Cho biết: Hệ thống Châm phân tự động là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống tưới. Đây là hệ thống điều tiết chất dinh dưỡng phân hay thuốc bảo vệ thực vật theo đường ống nước đi tới những cây trồng, rau quả cần tưới. Về nguyên lý, châm phân tự động hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất khi nguồn nước đi qua điểm hội tụ, tạo ra tạo ra lực hút chân không, lực hút này hút phân, hút dung dịch dinh dưỡng từ bồn chứa, hòa tan vào nước và phân phối đều tới từng cây trồng thông qua hệ thống dây dẫn nước và thiết bị sử dụng trong hệ thống tưới (béc phun, đầu nhỏ giọt…

"Lợi ích của châm phân tự động tiết kiệm thời gian, công sức bón phân Giúp nông dân hạn chế tiếp xúc với hóa chất, giảm tối đa tỉ lệ hao hụt phân bón cho cây trồng. Dễ dàng đưa phân bón, chất dinh dưỡng với các hóa chất khác tới từng vị trí mong muốn. Dễ dàng điều chỉnh tốc độ tưới qua điện thoại, máy tính bảng, máy tính", anh Biên nói.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 6.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 7.

Hệ thống châm phân tự động giúp nông dân hạn chế tiếp xúc với hóa chất, giảm tối đa tỉ lệ hao hụt phân bón cho cây trồng. Ảnh: Nguyễn Vinh

Nông dân Sơn La đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp

Trao đổi với phóng viên, ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Nhằm giúp hội viên tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, Hội Nông dân tỉnh luôn bám sát cơ sở, nắm bắt nhu cầu của hội viên để có biện pháp hỗ trợ cụ thể theo hướng "cầm tay chỉ việc". Theo đó, giúp hội viên, nông dân tiếp cận KHKT, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt để học tập và làm theo.

Hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ thông tin, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tiêu thụ nông sản; vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất. Hàng năm các cấp hội nông dân đã tập huấn chuyển giao KHKT được hàng trăm cuộc với hàng nghìn lượt hội viên, nông dân tham gia, hội tổ chức cho hội viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 8.

Bàn giao vật tư thiết bị nông nghiệp công nghệ cao  - Ảnh 9.

Những năm qua Hội Nông dân tỉnh Sơn La tăng cường hỗ trợ vốn, cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức dạy nghề... giúp các hội viên nông dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Ảnh: Nguyễn Vinh

"Qua việc ứng dụng các chuyển giao máy móc, trang thiết bị trên sẽ giúp cho nông dân chủ động trong sản xuất, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và giảm thiệt hại về sản phẩm sau thu hoạch; tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, hướng đến mở rộng thị trường liên kết sản phẩm từ đó giúp nâng cao doanh thu, mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Trong thời gian tới, Hội nông dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho bà con nông góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương", ông Khuyên nói.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh