dd/mm/yyyy

Sơn La: Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia súc

Nông dân xã Song Pe (Bắc Yên, Sơn La) tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại đàn gia súc nâng cao thu nhập.


Clip: Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức

Nhiều mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao

Những ngày tháng 10, chúng tôi có dịp quay lại xã Song Pe, một trong những xã ven sông còn nhiều khó khăn của huyện Bắc Yên (Sơn La). Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, thu nhập chính của người dân chỉ dựa vào các cây trồng ngắn ngày trên nương như ngô, sắn. Thế nhưng mấy năm trở lại đây, nông dân đã tập trung phát triển các mô hình chăn dê, chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, bò sinh sản. Nhờ cách làm đúng, hiệu quả đã và đang giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 2.

Những năm trước đây người dân xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) kinh tế phụ thuộc vào các loại cây trồng trên nương. Ảnh: Nguyễn Vinh

Trước kia gia đình ông Đinh Văn Tếnh, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La), thu nhập chỉ phụ thuộc vào vài trăm m2 đất trồng sắn, khiến cuộc sống của gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng một luồng sinh khí mới đã đến với gia đình ông sau khi được đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn, do Hội Nông dân tổ chức. Nhận thấy mô hình chăn nuôi bò vỗ béo phù hợp với điều kiện của gia đình, cộng với đó, trên địa bàn có bãi có tự nhiên phù hợp với việc chăn nuôi. Ông Tếnh đã bàn cùng với gia đình chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi bò. Hiện nay, gia đình ông Tếnh duy trì mỗi lứa nuôi từ 17-20 con bò. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn bò của gia đình ông lớn nhanh, được thương lái săn đón đặt hàng với mức giá cao, vì có chất lượng thịt thơm ngon.

"Với số vốn tích góp của gia đình, tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại, mua giống, phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo. Việc chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế hơn, công chăm sóc cũng nhàn hơn và nhanh lấy lại vốn hơn. Cuối năm 2021, chỉ với 12 con bò bán đi, gia tôi đã thu về gần 160 triệu đồng. Sau nhiều năm chăn nuôi, gia đình tôi đã có của ăn của để, có điều kiện cho con cái đi học" ông Tếnh nói.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 3.

Gia đình ông Đinh Văn Tếnh, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) có thu nhập cao từ việc chăn nuôi bò. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cách gia đình ông Tếnh vài nhà, gia đình ông Đinh Văn Bia, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) cũng có thu nhập cao từ mô hình nuôi bò sinh sản, vỗ béo. Ông Bia chia sẻ: Trước đây gia đình phụ thuộc vào việc trồng cây ngô, cây sắn trên nương, chăn nuôi trâu, bò cũng nhỏ lẻ để lấy sức kéo, cho nên thu nhập của gia đình ông chờ nên hạn hẹp. Năm 2012, sau khi được vận động tuyên chuyên, với số vốn tích cọp của gia đình, ông đã mạnh dạn đầu từ xây dựng chuồng trại, mua bò giống và chuyển đổi 0,5 ha diện tích đất trồng ngô của gia đình sang trồng cỏ voi, đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò.

"Thực hiện khuyến cáo của ngành nông nghiệp, gia đình tôi đã chủ động phòng, chống dịch bệnh và chuẩn bị đầy đủ thức ăn khô dự trữ nên đàn gia súc của gia đình đều khỏe mạnh, sinh sản nhanh. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông bia xuất bán từ 7-8 con bò. Lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí từ mô hình nuôi bò này đã đem lại cho gia đình khoảng 100 triệu đồng/năm", ông Bia nói.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 4.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 5.

Mô hình nuôi bò đã đem lại cho gia đình ông Đinh Văn Bia, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) thu khoảng 100 triệu đồng/năm. Ảnh: Nguyễn Vinh

Song Pe đưa ra nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) Cho biết: Thực hiện các phong trào của Hội nông dân về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Những năm gần đây, Hội nông dân xã Song Pe luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân trong xã chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thi đua trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc; thường xuyên cùng với cán bộ thú y xã xuống các bản làm công tác phòng dịch cho trâu, bò và dê; vận động hội viên nông dân trồng cỏ và thu gom rơm, rạ để dự trữ thức ăn cho gia súc mùa rét.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 6.

Hội Nông dân xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) đây mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng cỏ phát triển chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Vinh

Cũng theo ông Hiếu, để tăng số lượng đàn gia súc, cũng như chất lượng đàn vật nuôi, xã Song Pe tập trung tuyên truyền vận động các hộ nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cỏ chăn nuôi; hướng dẫn phòng chống đói, rét, dự trữ, sơ chế, chế biến thức ăn cho vật nuôi. Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin, phun khử trùng tiêu độc đạt 100% so với chỉ tiêu giao. Cải tạo đàn bò, dê địa phương bằng phương pháp đổi đực giống, cung ứng giống bò lai sind để cải tạo đàn bò địa phương

"Xây dựng chuồng trại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; xây dựng chuồng trại đảm bảo đông ấm, hè mát, có hố ủ phân, khuyến khích xây dựng hầm khí biogas để tận dụng nguồn khí ga đun nấu, sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý việc sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng giống cũng như đáp ứng được các quy chuẩn, quy định pháp luật", ông Hiếu nói.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 7.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 8.

Nông dân vùng Mường thu nhập cao từ chăn nuôi gia sức - Ảnh 9.

Nhờ phát triển chăn nuôi hội viên nông dân xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La), có thu nhập ổn định. Ảnh: Nguyễn Vinh

Hiện tổng đàn gia súc của xã có 9.701 con, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Đàn trâu 88 con, đàn bò 4.315 con, đàn Lợn 1.262 con, đàn Dê 4.011 con, đàn ngựa 25 con. Tổng đàn gia cầm các loại là 22.554 con, đạt 100,2% so với kế hoạch năm, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Từ đầu năm đến nay đã xuất chuồng được 1.030 con, trong đó gia súc là 90 con, gia cầm là 940 con và trồng được hơn 30 ha cỏ voi VA06 làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc.

Thời gian tới, Hội nông dân xã Song Pe tiếp tục tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh, chăn thả gia súc an toàn mùa mưa lũ. Triển khai tiêm phòng, phun khử trùng, tiêu độc theo kế hoạch giao; phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm dịch gia súc, gia cầm.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh