Chăn nuôi gia súc - Cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Bắc Yên
16/09/2022 19:28 GMT +7
Dựa vào lợi thế có nhiều đồng cỏ và đồi núi, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, giúp nông dân vươn lên thoát nghèo.
Nông dân Bắc yên vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi nuôi bò
Những ngày đầu thu, chúng tôi có dịp quay lại xã Song Pe, một trong những xã ven sông còn nhiều khó khăn của Huyện Bắc Yên (Sơn La). Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập chính của người dân chỉ dựa vào các cây trồng ngắn ngày trên nương như ngô, sắn...
Mấy năm trở lại đây, do canh tác nhiều, tình trạng đất đại bắc mầu, dẫn đến năng xuất cây trồng trên nương kém. Cộng với đó gia cả nông sản ngày càng bấp bênh, khiến cho thu nhập của người dân nơi đậy hạn hẹp, thu nhập bấp bênh. Chính vì thế, tỷ lệ hộ nghèo của xã ven sông này còn ở mức cao.

Do canh tác nhiều năm, nhiều điện tích trồng cây ngắn ngày đã trở nên bặc màu, kem năng xuất. Ảnh: Nguyễn Vinh
Gia đình bà Đinh Thị Tìm, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) vôn là hộ nghèo của xã. Năm 2015 gia đình bà được nhà nước hỗ trợ 2 con bò giống. Sau vài năm chăm sóc, đến nay đàn bò của gia đình bà đá phát triển hơn 10 con, qua đó góp phần ổn định đời sống của gia đình bà.
"Trước kia, gia đình tôi nghèo lắm, nhà chỉ có mấy nghìn m2 đất trồng sắn, thu nhập không được bao nhiêu, kiếm miếng ăn hàng ngày. Từ khi được nhà nước hỗ trợ bò giống, gia đình tôi đã đã phát triển đàn bò lên. Hàng năm, từ bò mẹ sinh sản ra, tôi bàn 2-3 con bò. Gia đình cũng có một khoản để chi tiêu hàng ngày, tôi cũng dành một phần để cho con đi học" bà thị Tìm.

Gia đình bà Đinh Thị Tìm, bản Chanh, xã Song Pe, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo nhờ được sự hỗ trợ giống bò. Ảnh: Nguyễn Vinh
Còn đối với gia đình ông Lừ Văn Nam ở bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, sau khi được được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi do phòng Nông Nghiệp huyện tổ chức. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản vừa dễ, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua giống, phát triển mô hình chăn nuôi bò, với quy mô thường xuyên 15 bò đực giống lai/lứa.
Theo kinh nghiệm của ông Nam, để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả thì việc chọn con giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Khi chọn bò giống, phải chọn bò đực giống khoảng 10 - 12 tháng tuổi, mập mạp, lưng bò rộng, chân to và hơi choãi... Với con giống như thế, nuôi thời gian khoảng 6 - 8 tháng sẽ xuất bán, mới có nhiều thịt, bán được giá cao. Trong quá trình nuôi 1 tuần phải tắm bò vài lần. Ngoài ra để bò mau lớn, đẹp, ông Nam còn kết hợp cho bò ăn cám ngô, cám gạo, chú ý đến định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn bò. Nuôi theo cách này, mỗi năm ông bán được 2 đợt bò.
"Sau 6 – 8 tháng nuôi, mỗi con bò xuất bán ở mức 20 – 22 triệu đồng/con. Trừ các chi phí, con giống, thức ăn, còn lãi khoảng 7–8 triệu đồng mỗi con. Nhờ nuôi bò vỗ béo số lượng lớn, khoa học, mỗi năm gia đình tôi thu lãi từ 80 đến trên 100 triệu đồng" - ông Nam nói.

Gia đình ông Lừ Văn Nam ở bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định từ việc phát triển chăn nuôi. Ảnh: Nguyễn Vinh
Trao đổi với phóng viên, Ông Lừ Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, xã Mường Khoa, đã mở rộng diện tích trồng cỏ voi lên hơn 60 ha để cung cấp thức ăn cho trên 4.000 con trâu, bò. Ðể nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia súc, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Mường Khoa đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chống rét cho trâu, bò vào mùa đông; tận dụng các phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò; làm chuồng trại kiên cố, đưa gia súc về nuôi nhốt tại nhà, tạo thế phát triển bền vững trong chăn nuôi... việc phát triển trồng cỏ, nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Mường Khoa là hướng đi mới cho người nông dân.
"Phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, xã Mường Khoa đã phối hợp với phòng chuyên môn huyện xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng nhốt chuồng. Qua đó, có kế hoạch hướng dẫn bà con cách chăn nuôi và phòng dịch bệnh. Qua việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn đã giúp bà con nông dân có thu nhập ổn đình, nâng cao thu nhập", ông Công nói.


Những năm trở lại đây, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đẩy mạnh việc trồng cỏ phát triển chăn nuôi trâu, bò. Ảnh: Nguyễn Vinh
Bắc Yên: Nhiều giải pháp phát triển chăn nuôi đại đàn gia súc
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Lợi, phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Yên (Sơn La) cho biết: Huyện Bắc Yên hiện có 16 xã với trên 100 bản, trong đó còn có một số bản đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kinh tế giữa các vùng chênh lệch, nhất là ở các xã vùng cao. Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân các xã vùng cao phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay, toàn huyện có trên 7.200 con trâu, gần 33.000 con bò.


Trong thời gian tới, huyện Bắc Yên (Sơn La) sẽ đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người dân phát triển đại đàn gia sức, tăng thu nhập. Ảnh: Nguyễn Vinh
Thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện Bắc Yên (Sơn La) sẽ đẩy mạnh rà soát, bổ sung, điều chỉnh những vùng cụ thể để phát triển gia súc ăn cỏ theo hướng hàng hóa; phát triển các vùng trồng cỏ thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ nâng cao chất lượng con giống và các sản phẩm chăn nuôi thông qua bình tuyển, chọn lọc trâu, bò giống tốt để cải tạo giống thông qua thụ tinh nhân tạo. Việc phát triển chăn nuôi phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
Bắc Yên: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân
30/07/2022 16:05Vùng cao Bắc Yên: Tập trung chăm sóc lúa mùa
20/08/2022 20:14Vùng cao Bắc Yên tận dụng lợi thế, phát triển đại đàn gia súc
22/08/2022 17:41Bắc Yên: Phát triển rừng bền vững, cải thiện sinh kế người dân
26/08/2022 15:47
Tags:
Môi giới bất động sản cầm cự thời khó
Trong giai đoạn khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS), nguồn cung sụt giảm, hàng loạt nhân viên môi giới thất nghiệp.