dd/mm/yyyy

Bắc Yên: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bắc Yên (Sơn La) triển khai cơ chế, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân từng bước vươn lên làm giàu.


Clip: Bắc Yên phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đẩy mạnh nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bắc Yên là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La; có diện tích tự nhiên 109.867,3 ha, gồm có 15 xã và 01 thị trấn; dân cư sinh sống gồm 14.371 hộ, 70.440 nhân khẩu, với trên 93% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số gồm: dân tộc Mông, Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày, trong đó dân tộc Mông chiếm 45,63%, Dân tộc Thái chiếm 30,33%, Dân tộc Mường chiếm 16,54% , Dân tộc Kinh chiếm 4,32%, Dân tộc Dao chiếm 2,98%, Dân tộc Khơ Mú chiếm 0,15 %, Dân tộc Tày chiếm 0,04%.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình đó, huyện Bắc Yên đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hành động nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), chăm lo giáo dục, y tế, nâng cao trình độ dân trí của đồng bào DTTS và vùng dân tộc, miền núi. Bắc Yên đang nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo với thành thị, bằng việc huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Huyện Bắc Yên đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hành động nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Ảnh: Văn Ngọc

Trở lại xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay với những nếp nhà mới khang trang hơn, một màu no ấm phủ khắp bản làng. Chỉ hợn chục năm trước, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều thiếu thốn, số hộ khá giả chỉ rất khiêm tốn. Thấy bà con quẩn quanh với cái nghèo, cấp ủy, chính quyền địa phương gần gũi, động viên, tuyên truyền vận động và hướng dẫn người dân đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

Gia đình ông Lừ Văn Nam, dân tộ Thái ở bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, từ các chính sách dân tộc, gia đình anh đã tiếp cận được vôn vay, được tham gia các lớp tập huấn về chăn. Nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo vừa dễ, vừa đạt hiệu quả kinh tế. Gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua giống, phát triển mô hình chăn nuôi bò vô béo, với quy mô thường xuyên 15 bò đực giống lai.

"Sau 6 – 8 tháng nuôi, mỗi con bò xuất bán ở mức 20 – 22 triệu đồng/con. Trừ các chi phí, con giống, thức ăn, còn lãi khoảng 7–8 triệu đồng mỗi con. Nhờ nuôi bò vỗ béo số lượng lớn, khoa học, mỗi năm gia đình tôi thu lãi từ 80 đến trên 100 triệu đồng" - ông Nam nói.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Gia đình ông Lừ Văn Nam, dân tộc Thái ở bản Phúc, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, có thu nhập ổn định từ các chính sách dân tộc. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Lừ Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cho biết: Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS, xã đã triển khai nhiều dự án kinh tế, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới vào phát triển kinh tế. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15,9 triệu đồng năm 2015, lên 32 triệu đồng 2022.

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, nhân dân chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của địa phương, như: Xoài, nhãn, chuối... với diện tích hơn 450 ha; cắt ghép cải tạo 10.576 cây ăn quả. Đồng thời, phát triển các mô hình kinh tế, như: Sản xuất rau sạch, vịt thả suối, lợn đen thả rừng, 2 mô hình vườn cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc HTX Anh Tú bản Pót và HTX Dịch vụ nông nghiệp bản Pá Nó. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh, xã phân công cán bộ thú y hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn con giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, cây ăn quả trên đất dốc tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với đồng bào dân tộc Mông ở bản Háng Đồng C, hơn chục năm trước, người dân chỉ trồng những cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp, vất vả quanh năm cũng không đủ ăn. Thực hiện chủ trương về trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay bản Háng Đồng C đã có trên 20 ha cây thảo quả cho thu hoạch, sản lượng một vụ đạt hơn 20 tấn quả tươi, thu khoảng 300 triệu đồng. Qua đó, tạo sinh kế giúp người dân bản đặc biệt khó khăn khai thác lợi thế sẵn có của rừng để từng bước vươn lên thoát nghèo. Phát triển mô hình cây dược liệu dưới tán rừng là một hướng đi bền vững mang lại hiệu quả "kép" vừa phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. 

Anh Sùng A Pua, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên ( Sơn La) chia sẻ: Được Đảng, nhà được đầu từ về giống về kỹ thuật chăm sóc thảo quả dưới tán rừng theo chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ trong xã đá mạnh dạn đưa vào chồng và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Trồng thảo quả vừa nâng cao thu nhập, vừa bảo vệ rừng.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 7.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 8.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 9.

Nhờ phát triển đúng hướng, khai thác lợi thế của địa phương, người dân xã Háng Đồng đá có thu nhập từ việc trồng thảo quả dưới tán rừng. Ảnh: Văn Ngọc

Triển khai nhiều dự án phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Yên cho biết: Trong những năm qua, huyện Bắc Yên đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người dân nơi đây từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Bắc Yên năm 2022, huyện Bắc Yên đã triển khai thực hiện 9 dự án, đó là.

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 10.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 11.

Huyện Bắc Yên (Sơn La) đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đấy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Văn Ngọc

Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền bảng, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình. Với tổng hỗ trợ của các dự án thành phần của Chương trình là: 59.247,5,5 triệu đồng

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 12.

Bắc Yên: Phát triển bên vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 13.

Huyện Bắc Yên (Sơn La) đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Văn Ngọc

Với các mục tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể, kỳ vọng từng bước nâng cao mức sống, thu nhập của người dân khu vực vùng cao. Đồng thời, thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu xóa chênh lệch vùng miền, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong thời gian sớm nhất, tạo sự phát triển bền vững của tỉnh.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh