dd/mm/yyyy

Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên

Là huyện vùng cao của tỉnh Sơn La có nhiều xã thuộc diện khó khăn nhưng Yên Châu lại có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả, chăn nuôi.

Clip: Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên

Nông dân Yên Châu phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, với đặc điểm về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm qua, huyện Yên Châu xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là trọng tâm nên đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tăng trưởng bền vững, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, coi đây là một trong những khâu đột phá để nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.

Ông Cao Xuân Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Châu (Sơn La) thông tin: Vượt qua mọi khó khăn, bằng sự nỗ lực cố gắng trong công tác chỉ đạo, sự nỗ lực của người sản xuất nông nghiệp đã tạo ra các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, kinh tế cao như thâm canh, dải vụ trên 3000 mận hậu, cho sản lượng trên 38.000 tấn, cho giá trị trên 450 tỷ đồng; có gần 3.700 hộ nông dân liên kết ổn định với Công ty cổ phần mía đường Sơn la với gần 4.000 ha đã tạo công ăn việc làm, sinh kế và ổn định đời sống cho nhiều hộ dân vùng nông thôn. Chăn nuôi đại gia súc chú trọng phát triển, nâng tổng đàn gia súc trên 33.000 con, đặc biệt các xã vùng đặc biệt khó khăn điển hình như xã Chiềng On có trên 82 % tổng số hộ chăn nuôi gia súc (có 3.383 con trâu bò/1.224 hộ, trong bình mỗi hộ có trên 2.7 con gia súc.

Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên- Ảnh 1.

Nông dân Yên Châu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia sức nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện Yên Châu có trên 60 HTX, trong đó, 45 HTX trồng cây ăn quả, huyện xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tiếp tục được phát triển trên diện rộng, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa trong sản xuất; phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn; áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VIETGAP); quản lý, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả, mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu; có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.

Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc HTX Nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, cho biết: Đến nay HTX đã có trên 80 ha cây xoài tượng da xanh được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Những năm qua, sản phẩm xoài của HTX đã xuất khẩu thuận lợi sang nhiều thị trường các nước Úc, New Zealand, Trung Quốc, Mỹ... HTX đang tiếp tục nhân rộng các mô hình để mở rộng diện tích được cấp mã vùng trồng. HTX đang liên kết, vận động các hộ dân tuân thủ trong các khâu chăm sóc, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng" cũng như của thị trường xuất khẩu và sử sử dụng các loại phân theo hướng hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên- Ảnh 2.

Huyện Yên Châu đẩy mạnh hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào phát triển cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân Yên Châu sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Ông chí Lê Huy Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biêt: Năm 2024 sẽ có nhiều thời cơ thuận lợi, xong cũng dự báo về những khó khăn, thách thức đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện, để kịp thời triển khai và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2024, các phòng, đơn vị, các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, HTX, người dân tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, HTX và người dân, từ đó, đổi mới mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và xu thế hội nhập.

Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên- Ảnh 3.

Đến nay nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Yên Châu đã được nhiều người biết đến. Ảnh: Văn Ngọc

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất trên địa bàn xã theo hướng đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh và đẩy mạnh việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất (trọng tâm đầu tư hệ thống đường giao thông, các công trình thủy lợi ….) gắn với đẩy mạnh thu hút, doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất, chế biến nông sản trên địa bàn.

Tổ chức lại sản xuất tại các bản theo liên kết sản xuất thông qua các hợp tác xã của bản, phát huy vai trò kinh tế tập thể thông qua hợp tác xã bản, các hợp tác xã có vai trò tổ chức sản xuất tại địa phương với cơ chế ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm đảm bảo tính bền vững trong liên kết, từ đó hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với sự tham gia của doanh nghiệp để liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm.

Yên Châu thúc đẩy nông nghiệp vùng khó vươn lên- Ảnh 4.

Đất đồi trên địa bàn huyện Yên Châu đã được phủ xanh bằng những vườn cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, các hộ dân phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Triển khai thực hiện tốt Chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh ủy tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc ở các xã, bản đặc biệt khó khăn theo Kết luận số 703 của BTV Tỉnh ủy.

Văn Ngọc