Clip: Phân bón Sông Lam Tây Bắc giúp nông dân có một mùa bội thu
Khi nông dân tin dùng Phân bón Sông Lam Tây Bắc
Những ngày cuối thu, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La), nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mông, Kinh,… Hát Lót vài chục năm trở lại trước là vùng đất còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu canh tác các loại cây trồng ngắn ngày trên nương, thu nhập không được là bao, cái đói cái nghèo cứ bủa vây người dân.
Thế nhưng giờ trở lại Hát Lót, mọi thứ đã dần thay đổi, đường giao thông nông thôn phẳng lỳ đến từng thôn bản, những ngôi nhà xây mái xanh, mái đỏ được mọc lên khắp nơi, cuộc sống của người dân đã ấm no. Đạt được kết quả đó là nhờ chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế. Người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Từ những cách làm đó, đến nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp tiêu biểu, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, có mô hình thu cả tỷ đồng.
Nổi bật lên trong số đó có hộ gia đình anh Nguyễn Văn Vui, Tiểu khu 1, thị Trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn La), gia đình anh đã thành công với mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác cây ăn quả, đặc biệt là gia đình anh đã sử dụng loại phân bón phù hợp bón cho cây trồng.
Vườn na nhà anh Vui nằm ở sườn đồi, hôm chúng tôi đến thăm, anh Vui và vợ anh đang thu hái những quả na đã đến kỳ thu hoạch để giao cho thương lái. Chúng tôi thực sự ấn tượng về vườn na nhà anh Vui. Mặc dù những cây na được trồng ở trên đất đồi đầy những hốc đá nhưng cây nào cũng xanh tốt, sai trĩu quả.
Chia sẻ về bí quyết thành công của ngày hôm nay, anh Vui cho biết: gia đình anh trồng na đã được hơn chục năm nay. Tuy nhiên trước đây gia đình anh không để ý đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, cũng như sử dụng các loại phân bón phù hợp nên vườn na của gia đình anh sinh trưởng phát triển kém, cho năng xuất thấp. Từ khi biết đến phân bón Sông Lam Tây Bắc và sử dụng loại phân này bón cho vườn na, kèm theo đó là việc cắt tỉa, chăm sóc, áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác vườn na của gia đình anh năm nào cũng cho ra sai quả.
"Các cụ ta thường nói "nhất nước, nhì phân", tức là cây trồng cứ cho ăn đủ nước, đủ chất dinh dưỡng thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho ra quả năng xuất. Vườn na của gia đình tôi cũng vậy, khi bón đầy đủ phân, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây thì cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả" anh Vui nói.
Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân
Cũng theo anh Vui, trong quá trình canh tác vườn na, khi sử dụng phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho vườn na, gia đình anh đều được cán bộ kỹ thuật của công ty Phân bón hướng dẫn gia đình sử dụng từng loại phân cho phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhờ vậy gia đình vừa sử dụng phân bón hiệu quả, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư.
"Tôi thấy phân bón Sông Lam Tây Bắc rất hiệu quả, phù hợp với cây trồng. Từ khi sử dụng phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho vườn na của gia đình, vườn na của gia đình sinh trưởng phát triển tốt, cho năng xuất cao, cải tạo được môi trường, đất đai", anh Vui nói.
Cũng theo anh Vui, hiện nay gia đình anh đang canh tác hơn 1 ha cây na sầu riêng, mỗi năm cho thu hơn chục tấn quả, với giá bán giao động từ 60 – 70 nghìn đồng/kg. Toàn bộ sản phẩm na của gia đình anh được thương lái đến thu mua tận vườn, không phải lo đầu ra tiêu thụ. Gia đình anh thu lời về hơn 500 triệu đồng/năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Sỹ Lương, Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: Nhà máy Phân bón Sông Lam Tây Bắc với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Các sản phẩm phân bón của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ chelate (hữu cơ hóa), công nghệ thủy phần, công nghệ nano.
Để bón phân cho cây ăn quả phù hợp nhất, cần nắm được giai đoạn bón cho cây phù hợp nhất. Đối với cây ăn quả, sau khi thu hoạch ta cần bón cho cây từ 5-7 kg phân. Kỹ thuật bón: Đào rãnh sâu 10-15cm, tạo thành hình vuông góc với hình chiếu tán cây, rắc phân đều theo rách sau đó lấp đất kín.
Làm cỏ xung quanh gốc cây phía trong đường bón phân, phía ngoài phát cỏ gắn để dữ ẩm cho cây: Thúc quả, bòn cho cây từ 5-7 kg, ào ránh sâu 10-15cm, tạo thành hình vuông góc với hình chiếu tán cây, rắc phân đều theo rách sau đó lấp đất kín, bón sau khi trời mưa hoạc đất đủ ẩm; Thúc quả lần cuối, ngọt quả tương tự các kỹ thuật bán thúc quả lần 1, 2.
"Hiện tại, phân bón Sông Lam Tây Bắc đều có đại lý tại các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, các khu vực tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, đáp ứng được nhu cầu của nông dân dùng phân bón cho các loại cây ăn quả", ông Lương nói.