Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Chiềng Hắc
14/04/2022 20:02 GMT +7
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế là những giải pháp đã và đang được xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) triển khai thực hiện để giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế
Chiềng Hắc là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của huyện Mộc Châu (Sơn La). Tuy nhiên, quy mô các mô hình kinh tế vẫn mang tính nhỏ lẻ, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nhận diện rõ những khó khăn, hạn chế của địa phương, những năm gần đây, xã Chiềng Hắc đã tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích người dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển chăn nuôi, trồng cây rau màu, cây ăn quả theo quy mô gia trại, trang trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình sản xuất mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc.
Cùng với cán bộ hội nông dân xã, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Duy Dương, bản Tà Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La). Nhận thấy việc chăn nuôi lợn là một hướng phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, gia đình ông Dương đã đầu tư xây dựng 2 khu chuồng, duy trì nuôi 10 con lợn nái và hơn 60 con lợn thịt.
"Gia đình tôi nuôi lợn không chỉ cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở xã, huyện mà nhiều thương lái ở huyện khác, tỉnh khác cũng tìm đến để mua con giống, lợn thịt, mỗi năm xuất bán đem lại cho gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng", ông Dương chia sẻ

Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Duy Dương, bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng. Ảnh: Văn Ngọc.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi, những năm gần đây xã Chiềng Hắc cũng đang tập trung phát triển trồng các loại cây ăn quả. Với diện tích 6.000m2 đất, gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La), đã tiến hành trồng trên 600 trụ thanh long, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón, nhờ vậy sản phẩm thanh long của gia đình ông được thương lái đến thu mua tận vườn.
"Năm vừa rồi gia đình tôi thu về khoảng 10 tấn quả, được thương lái thu mua toàn bộ với giá từ 15.000 -20.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình thu về hơn 100 triệu đồng. Gia đình sản xuất an toàn nên yên tâm về đầu ra", ông Lâm nói.

Nhờ chăn nuôi lợn quy mô trang trại, gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La), có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc.
Chiềng Hắc nhân rộng các mô hình kinh tế
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) cho biết: Hiện này trên địa bàn xã có trên 120ha cây ăn quả, trên 7.000 con gia súc, gia cầm. Đây là nguồn lợi kinh tế không nhỏ của nhiều hộ dân trên địa bàn.

Xã Chiềng Hắc tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong việc thực hiện các mô hình kinh tế. Ảnh: Văn Ngọc.
Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, Hội Nông dân xã đặc biệt chú trọng hướng dẫn nông dân tiếp cận với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh, huyện để đầu tư phát triển sản xuất. Ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh. Đồng thời, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân trong việc thực hiện các mô hình, cung ứng vật tư cần thiết để thực hiện và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
"Việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần không nhỏ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã" ông Lực nói.

Hội Nông dân xã Chiềng Hắc đẩy mạnh vận động hội viên thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Ảnh: Văn Ngọc.
Từ hiệu quả của các mô hình kinh tế, xã Chiềng Hắc tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất. Những việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: người dân còn lúng túng trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số hộ rất muốn chuyển đổi sản xuất nhưng không đủ quỹ đất, vốn; giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định...
"Để khắc phục những vấn đề này, thời gian tới, xã sẽ tiến hành rà soát, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tìm kiếm liên kết sản xuất để bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với vốn vay ưu đãi chính sách để đầu tư, chuyển đổi, mở rộng sản xuất", ông Lực cho biết thêm.
Nông thôn tây Bắc: Màu xanh no ấm tại bản tái định cư ở thành phố Sơn La
13/04/2022 16:22Quỳnh Nhai: Cùng thanh niên vùng lòng hồ sông Đà khởi nghiệp
13/04/2022 08:17Xây bể trên núi, thả cá đặc sản, cá nuôi đến đâu bán hết đến đó
12/04/2022 17:15Nông thôn Tây Bắc: Bao trái cho cây ăn quả trước khi thu hoạch
12/04/2022 14:03Chàng thanh niên bỏ nghề công nhân về quê hương khởi nghiệp
10/04/2022 18:34
Tags:
Săn nho rừng trên cánh đồng Thiệu
Vào Thu, những chùm nho rừng vắt vẻo trên lùm cây, bụi hoang ở khu vực cánh đồng Thiệu (xã Bình Trung, huyện Châu Đức) chuyển màu tím sậm, căng mọng, cũng là thời điểm người dân vào mùa hái quả