dd/mm/yyyy

Giá lợn hơi tiếp đà tăng đồng loạt

Giá lợn hơi hôm nay 17/1/2024, thị trường cả nước đón tin vui. Hầu hết các tỉnh trên toàn quốc tăng giá, theo đà đi lên ở cả 3 miền, đặc biệt tại Hà Nội ghi nhận mức giá lợn hơi mới cao nhất nước 58.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại của miền Bắc mang mức giá tốt 56.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi ngày 17/1 tăng đồng loạt

Giá lợn hơi hôm nay 17/1/2024, thị trường cả nước đón tin vui. Hầu hết các tỉnh trên toàn quốc tăng giá, theo đà đi lên ở cả 3 miền, đặc biệt tại Hà Nội ghi nhận mức giá lợn hơi mới cao nhất nước 58.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại của miền Bắc mang mức giá tốt 56.000 - 57.000 đồng/kg. 

Miền Trung - Nam cũng tiếp chiều lên, giá lợn hơi tăng ở nhiều tỉnh, dao động quanh 50.000 - 52.000 đồng/kg, nâng mức giá trung bình cả nước lên 52.500 đồng/kg.

Giá lợn hơi bước vào giai đoạn điều chỉnh tăng cao khi thị trường tiêu thụ thịt lợn sôi động hơn vào dịp Tết. 

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg. Hiện tại, sau khi tăng 3.000 đồng/kg, thương lái tại tỉnh Vĩnh Phúc đang thu mua lợn hơi với giá 56.000 đồng/kg. Thương lái tại tỉnh Thái Nguyên cũng đang thu mua lợn hơi với giá 57.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng.

Tại Hà Nội, lợn hơi được thu mua với giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, nhích 1.000 đồng/kg, cao hơn 1.000 đồng/kg so với Bắc Giang và Thái Bình. Nhìn chung, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg, điều chỉnh tăng khá mạnh so với những ngày trước.

Giá lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng ghi nhận tăng lên ở một số địa phương. Cụ thể, giá lợn hơi tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là 52.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và Lâm Đồng cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 51.000-52.000 đồng/kg, nhích nhẹ 1.000 đồng. Lợn hơi tại tỉnh Đắk Lắk hiện được thu mua ở mức 52.000 đồng/kg, với Quảng Ngãi là 51.000 đồng/kg và Bình Thuận là 52.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre, hiện dao động trong khoảng 51.0000 - 52.000 đồng/kg. Theo một số thương lái, giá lợn hơi tại miền Nam tăng chậm hơn khu vực miền Bắc là do lượng lợn nhập lậu qua biên giới khá nhiều, kiềm hãm đà tăng giá ở thị trường nội địa.

Giá lợn hơi của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam cũng đã được điều chỉnh tăng lên 58.500 đồng tại miền Bắc và 56.000 đồng tại miền Nam.

Giá lợn hơi tiếp đà tăng đồng loạt- Ảnh 1.

Giá lợn hơi bước vào giai đoạn điều chỉnh tăng cao khi thị trường tiêu thụ thịt lợn sôi động hơn vào dịp Tết.

Giá lợn hơi tiếp đà tăng đồng loạt- Ảnh 2.

Giá lợn hơi bước vào giai đoạn điều chỉnh tăng cao khi thị trường tiêu thụ thịt lợn sôi động hơn vào dịp Tết.

Được biết, tổng khối lượng lợn xuất khẩu cả nước năm 2023 đạt 12.276 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ước đạt gần 63,3 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2022 (49,314 triệu USD).

Cụ thể: Tình hình xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 như sau: Năm 2023, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu USD. Trong đó, tổng khối lượng lợn xuất khẩu năm 2023 đạt 12.276 tấn, tăng nhẹ so với năm 2022 là 11.518 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ước đạt gần 63,3 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2022 (49,314 triệu USD).

Tình hình nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023: Năm 2023, Việt Nam ước nhập khoảng 114 nghìn tấn thịt lợn (chiếm gần 3% tổng tiêu thụ thịt lợn trong nước). Lượng nhập khẩu thịt lợn năm 2023 tương đương 2022 nhưng nhập khẩu phụ phẩm ăn được từ lợn năm 2023 tăng 77%.

Đối với nhập khẩu con giống: Lượng lợn giống nhập khẩu vào Việt Nam năm 2022 là 6.527 con lợn cái giống và 1.375 con lợn đực giống; năm 2023, chúng ta nhập 5.457 con lợn giống cấp cụ kỵ, ông bà và bố mẹ; trong dó nhập 3.746 lợn cái giống và 1.711 lợn đực giống.

Đối với thức ăn chăn nuôi: Ước tính cả năm 2023, nước ta nhập khẩu 16,8 triệu tấn nguyên liệu TACN (tương đương 6,8 tỷ USD) (chưa bao gồm nguyên liệu nguồn gốc từ động vật), trong đó một số nguyên liệu nhập khẩu chính: Ngô hạt 7 triệu tấn (tương đương 2,1 tỷ USD), khô dầu các loại 4,9 triệu tấn (tương đương 2,4 tỷ USD), lúa mì + lúa mạch 1,4 triệu tấn (tương đương 453 triệu USD), cám các loại 474 nghìn tấn (tương đương 110 triệu USD), tấm + gạo 414 nghìn tấn (tương đương 145 triệu USD), đậu tương hạt 343 nghìn tấn (tương đương 226 triệu USD), thức ăn bổ sung 527 nghìn tấn (tương đương 574 triệu USD)...

Trong năm 2024, VNDirect Research dự báo giá lợn hơi sẽ tăng 5% so với mức nền thấp của năm 2023, đạt trung bình 56.000 - 57.000 đồng/kg nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng thêm 5% trong khi nguồn cung trong nước duy trì ổn định.

Cụ thể, tình hình kinh tế dần khởi sắc được kỳ vọng sẽ kích thích chi tiêu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngành du lịch dự kiến sẽ đón một lượng lớn khách quốc tế tới Việt Nam, qua đó đẩy mạnh các hoạt động ăn uống trong năm 2024, giúp tiêu thụ thịt lợn tăng lên. Trong khi đó, Tổng cục Thống kê hiện dự báo nguồn cung thịt lợn năm 2024 trong nước sẽ duy trì ổn định, tăng 4% so với năm 2023.

Trong năm 2023, giá lợn hơi chịu áp lực giảm, một phần chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi (ASF) diễn biến phức tạp, khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán tháo nhằm chạy dịch, tạo ra sức ép lên nguồn cung trong khi nhu cầu vẫn yếu.

Tuy nhiên, VNDirect Research cho biết, cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong đó, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm mạnh 50% từ mức 4 triệu hộ vào năm 2021 xuống còn 2 triệu hộ vào đầu năm 2023.

Ngược lại, các doanh nghiệp theo mô hình chăn nuôi khép kín 3F như Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã cổ phiếu DBC), Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã cổ phiếu BAF)… vẫn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại. Nguồn cung từ các doanh nghiệp 3F cũng ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn các hộ chăn nuôi nhờ tuân thủ vệ sinh an toàn chuồng trại; đồng thời, các doanh nghiệp không có tình trạng bán tháo chạy dịch.

Theo đánh giá của VNDirect Research, với việc giá lợn hơi phục hồi, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi sẽ bắt đầu tăng tốc trở lại từ quý I/2024.



Nguyễn Phương