Nông thôn Tây Bắc: Lưu giữ các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Thái
17/07/2025 18:21 GMT +7
Ở Sơn La, đồng bào dân tộc Thái gìn giữ bản sắc văn hóa qua nếp nhà sàn, lễ hội truyền thống và những điệu xòe uyển chuyển...
- Thanh niên dân tộc Thái vươn lên từ nuôi con dúi
- Nghi lễ Đông Sửa - nét đẹp văn hóa đồng bào dân tộc Thái Yên Châu
- Một thị xã của tỉnh Điện Biên vừa được vinh danh là vùng đất có nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái nhiều nhất Việt Nam
Nét đẹp văn hoá đồng bào dân tộc Thái
Sơn La, vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa với sự chung sống của 12 dân tộc anh em, nổi bật trong đó là dân tộc Thái, chiếm hơn một nửa dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc Thái nơi đây tự hào sở hữu một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc, đang được các cấp, ngành và chính cộng đồng gìn giữ, lan tỏa mạnh mẽ, khơi gợi tình yêu di sản trong giới trẻ.
Trong dòng chảy của thời gian, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái không ngừng được phát huy và lan tỏa. Thời gian qua, các sở, ban, ngành cùng chính quyền các cấp tỉnh Sơn La luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc.
"Nghệ thuật Xòe Thái" – một di sản được UNESCO vinh danh. Để lan tỏa hơn nữa giá trị này, tỉnh Sơn La đã tích cực thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này; xây dựng clip quảng bá sách ảnh "Xòe Thái" đến đông đảo công chúng.

Song song đó, công tác nghiên cứu, lựa chọn lập danh mục bộ sưu tập Sách chữ Thái cổ thuộc thể loại tín ngưỡng cũng đang được tiến hành khẩn trương, cùng với việc lập hồ sơ khoa học di tích để trình xếp hạng cấp tỉnh năm 2025.
Bên cạnh đó, một số lễ hội, nghi lễ truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái đã được phục dựng và tổ chức hàng năm, như: Lễ hội Đua thuyền truyền thống, Lễ hội Hoa Ban, Lễ Mừng cơm mới… Những hoạt động này không chỉ tái hiện nét đẹp văn hóa mà còn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đồng thời thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương.
Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Việc bảo tồn giá trị của văn hóa dân tộc Thái đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ở khắp mọi bản làng của người Thái, văn nghệ dân gian vang lên hàng ngày, hàng giờ, khắp mọi nơi và luôn song hành trong đời sống đồng bào dân tộc Thái. Điều này cho thấy văn hóa truyền thống đã thực sự hòa mình vào cuộc sống của người dân, trở thành một phần không thể thiếu.
Tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ cụ thể dành cho nghệ nhân trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Đây là một bước đi quan trọng nhằm ghi nhận công lao, khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục truyền dạy và phát huy những giá trị quý báu của cha ông cho thế hệ mai sau.
Mục tiêu là góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc một cách bền vững trong những năm tiếp theo, để bản sắc văn hóa Sơn La mãi tỏa sáng.
Tags:
Lễ hội Hoa ban - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng dân tộc Sơn La
Lễ hội Hoa ban thành phố Sơn La (Sơn La) diễn ra trong 2 ngày (15 và 16/3) với các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn nhân dân và du khách đến hòa mình, trải nghiệm những phần thi và không gian văn hóa đầy hấp dẫn.
Đồng bào dân tộc Sơn La vui mừng, khi mận hậu được đưa vào xuất ăn của Vietnam Airlines
Mận hậu Sơn La chính thức được đưa vào các suất ăn trên các chuyến bay của hãng hàng không VietNam Airlines, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào các dân tộc Sơn La ổn định đời sống, phát triển sản xuất
Thực hiện các chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả chương trình. Qua đó, đời sống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn không ngừng được cải thiện, nâng lên.
Các dân tộc Sơn La chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh sơn la lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 16-17/11/2024 với chủ đề: "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững".