Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
21/05/2025 12:06 GMT +7
"Hiệu quả của chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số...", là khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Yên Châu trong phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thị trấn Yên Châu: Đạt tiêu chí đô thị loại V
- Yên Châu: Phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới tạo "cú huých" giúp xã vùng cao ở Yên Châu đổi thay
Ổn định đời sống đồng bào các dân tộc
Phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La, ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu (Sơn La), nhấn mạnh: Việc thực hiện chương trình này không chỉ là một chính sách an sinh xã hội mà còn là một phong trào lan tỏa sâu rộng, thể hiện truyền thống 'uống nước nhớ nguồn', 'đền ơn đáp nghĩa' và tinh thần 'tương thân, tương ái' của dân tộc ta.
Thực hiện Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 03/10/2024 của UBND tỉnh Sơn La về Kế hoạch triển khai phong trào “Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La trong năm 2025”, huyện Yên Châu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tính đến ngày 30/4/2025, đã có 98 hộ dân được hỗ trợ xây mới nhà ở, bao gồm 8 hộ người có công với cách mạng và 90 hộ nghèo, cận nghèo (trong đó có 75 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo).

Những ngôi nhà kiên cố, khang trang không chỉ giúp người dân an cư lạc nghiệp, mà còn góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang diện mạo nông thôn, tạo sự phấn khởi và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông Cường khẳng định, đây là điều kiện để người dân yên tâm lao động, sản xuất, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quá trình triển khai chương trình không tránh khỏi những thách thức. Ông Cường chỉ rõ: Yên Châu là huyện có diện tích rộng, địa hình bị chia cắt, nhiều bản làng nằm rải rác, xa trung tâm, giao thông còn nhiều khó khăn. Thêm vào đó, thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa đá, sạt lở đất, ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở của người dân, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người dân chưa đồng đều, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Ban Chỉ đạo huyện, cùng sự quyết tâm của chính quyền địa phương, các xã và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, những khó khăn này đã dần được khắc phục.

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cũng theo ông Lù Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu: Để đạt được những thành công trên, huyện Yên Châu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Thành lập Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát; ban hành Kế hoạch và Quy chế hoạt động cụ thể; thành lập các tổ công tác và chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các xã, thị trấn tập trung triển khai nhiệm vụ.
Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân hiểu rõ về chính sách, đối tượng thụ hưởng, từ đó thay đổi nhận thức và cùng chung tay góp sức.
UBND huyện và Ban Chỉ đạo 925 huyện thường xuyên kiểm tra tại các xã, thị trấn, đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả, chất lượng và tiến độ đề ra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Trong quá trình thực hiện, Yên Châu đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc: Xác định giải quyết chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là yếu tố then chốt. Công tác rà soát, bình xét đối tượng thụ hưởng phải được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch từ cấp cơ sở.

Lồng ghép chính sách với các chương trình mục tiêu quốc gia, kết hợp nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức, cộng đồng; đặc biệt quan tâm đến các hộ già neo đơn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng lộ trình thực hiện chính sách rõ ràng, có các cơ chế đặc thù và biện pháp cụ thể.
Nắm tình hình, kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời.
Với kết quả đã đạt được và
những bài học kinh nghiệm quý báu, huyện Yên Châu đang tiếp tục vững bước trên
con đường xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bền
vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp.
Giai đoạn 2021 - 2024, huyện Yên Châu đã huy động được trên 43,8 tỷ đồng. Trong đó, nguồn xã hội hóa nhận hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị là trên 13 tỷ đồng; nguồn kinh phí do các gia đình tự huy động qua vốn vay và hỗ trợ bằng ngày công là trên 25 tỷ đồng; còn lại là nguồn ngân sách Nhà nước. Trung bình mỗi hộ được hỗ trợ từ 20-25 triệu đồng/nhà mới; ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã hỗ trợ thêm 3-5 triệu đồng và vận động bà con đóng góp ngày công, vật liệu... Đến nay, 100% số hộ nghèo của huyện có nhà ở đảm bảo chất lượng theo tiêu chí nền cứng, tường cứng và khung mái cứng.
Tags:
Chuẩn bị diễn ra Ngày hội xoài Yên Châu
Chương trình kết nối thương mại điện tử bán mận hậu, xoài gắn với Ngày hội xoài Yên Châu (Sơn La) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23 và 24/5.
Yên Châu phát động phong trào bao trái xoài, hướng đến xuất khẩu 5.000 tấn
Ngày 28/4, UBND huyện Yên Châu (Sơn La) tổ chức lễ phát động phong trào bao trái xoài phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm 2025.
Đây là loại cây cổ thụ ở Sơn La chịu hạn tốt, vẫn "sinh con đẻ cháu", dân thu hàng trăm triệu/ha/vụ
Cây xoài tròn Yên Châu là giống cây đặc sản Sơn La. Ở Yên Châu có những cây cổ thụ là cây xoài. Với giá trị kinh tế bình quân hàng trăm triệu đồng/ha/vụ, cây xoài tròn bản địa không chỉ được ưa chuộng bởi quả có hương vị thơm ngon mà còn bởi khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh.
Cháy rừng ở Yên Châu kịp thời được khống chế
Sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy, các lực lượng đã khống chế, dập tắt được cháy rừng tại khu vực bản Boong Xanh, xã Chiềng Pằn (Yên Châu, Sơn La).