Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai chia sẻ "bí quyết" xóa nhà tạm, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc
20/05/2025 09:46 GMT +7
Đến nay, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã hoàn thành việc xóa 99/99 nhà tạm, nhà dột nát, đạt 100% kế hoạch đề ra; từng bước ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc.
- Chia đất cho con không “tách sổ”, hộ nghèo ở Lâm Đồng gặp khó khi được xóa nhà tạm
- Cách gì để tỉnh Bình Phước hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát?
- Sơn La: Hoàn thành xóa nhà tạm cho trên 3.000 hộ nghèo
Ổn định nhà ở cho đồng các dân tộc
Tại hội nghị tổng kết chương trình triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La, ông Cầm Văn Huy, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp huyện nhà hoàn thành xuất sắc mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ông Cầm Văn Huy, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai cho biết: Theo số liệu rà soát, thống kê, đến cuối năm 2024, huyện Quỳnh Nhai vẫn còn 99 nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có tới 72 hộ nghèo, 18 hộ cận nghèo và 9 hộ người có công. Đây là một thách thức không nhỏ đối với huyện.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ về nguồn lực từ các sở, ban, ngành, các huyện bạn và doanh nghiệp, cùng với quyết tâm chính trị cao từ huyện đến cơ sở, Quỳnh Nhai đã tạo nên một kỳ tích.
"Đến ngày 25 tháng 3 năm 2025,
chúng tôi đã hoàn thành việc xóa 99/99 nhà tạm, nhà dột nát, đạt 100% kế hoạch
đề ra. Tổng nguồn kinh phí huy động đạt 4.680 triệu đồng, cùng với đó là sự
chung tay đóng góp ngày công, của cải, vật chất của đông đảo người dân",
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai nói.

Giải pháp xóa nhà tạm cho đồng bào các dân tộc
Để đạt được thành tựu này, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai đã chia sẻ hai nội dung trọng tâm, được xem là "chìa khóa" thành công của huyện trong công tác giảm nghèo bền vững và xóa nhà tạm. Đó là “Chương trình đảng viên, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo” và Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện".
Về “Chương trình đảng viên, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo”, ông Cầm Văn Huy nhấn mạnh: Nhằm tạo ra sự đột phá và đổi mới cách tiếp cận, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành kế hoạch chi tiết theo hướng 'rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm'. Chúng tôi đã phân công cụ thể cho cán bộ, đảng viên giúp đỡ 15 hộ nghèo thoát nghèo hằng năm.
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai cho biết, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành đã trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn để rà soát, đánh giá nguyên nhân nghèo khó và nguyện vọng của từng hộ.
Từ đó, xây dựng phương án hỗ trợ phù hợp, thiết thực, bao gồm hỗ trợ nâng cao chất lượng nhà ở theo thiết kế mẫu của tỉnh; cung cấp công cụ sản xuất, vật tư xây dựng, kêu gọi cộng đồng đóng góp và kết nối các chính sách hỗ trợ.
"Để đảm bảo hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành lập biên bản cam kết giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cả hai bên", ông Huy nói.

Đối với phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện”, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai khẳng định: Chúng tôi đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ phong trào này, gắn với việc chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và các kỳ Đại hội Đảng. Huyện đã vận động toàn thể công chức, viên chức và người lao động tham gia ủng hộ chương trình.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, huyện đã chủ động vận động,
kêu gọi nguồn kinh phí xã hội hóa và đóng góp của nhân dân, đạt trên 31,93 triệu
đồng tiền mặt và 1.512 ngày công lao động.

Mặc dù đạt được những thành công đáng tự hào, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, như nguồn lực hạn hẹp và những lúng túng ban đầu trong công tác xã hội hóa.
Tuy nhiên, huyện đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, tính công khai minh bạch trong quản lý nguồn lực và quy trình triển khai khoa học.
"Huyện Quỳnh Nhai xác định chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, thể hiện phương châm 'Chung tay vì hoàn cảnh khó khăn - Không để ai bị bỏ lại phía sau'. Chúng tôi tin rằng, những kinh nghiệm của Quỳnh Nhai sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và chung tay vì cộng đồng trong toàn tỉnh", khẳng định của Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai.
Tags:
Xóa hơn 1.000 nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo huyện vùng cao, biên giới ở Sơn La
Nhằm giúp người dân "an cư, lạc nghiệp", huyện Yên Châu (Sơn La) đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 1.000 hộ nghèo trên địa bàn.
Sông Mã (Sơn La): Huy động mọi nguồn lực xóa nhà tạm cho hộ nghèo
Nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, huyện Sông Mã đã huy động mọi nguồn lực, tập trung triển khai và hoàn thành công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện.
Sơn La: Sông Mã xóa hàng nghìn nhà tạm, giúp dân nghèo yên tâm về chỗ ở, vươn lên thoát nghèo
Nhằm thực hiện thắng lợi 03 Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025, huyện Sông Mã (Sơn La) huy động mọi nguồn lực tập trung triển khai và hoàn thành hỗ trợ xóa nhà tạm.
Chung tay xóa nhà tạm cho các hộ nghèo ở vùng biên giới Sơn La
Triển khai đề án huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở giai đoạn 2021-2025, huyện vùng cao, biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đã có hơn 1.000 hộ nghèo được hỗ trợ. Qua đó, góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ an cư để vươn lên thoát nghèo.