dd/mm/yyyy

Người dân tộc Thái vươn lên làm giàu từ nuôi bò sinh sản

Thay đổi tư duy, phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai ở địa phương, ông Quàng Văn Chiến, vươn lên làm giàu từ nuôi bò sinh sản và thương phẩm.

Clip: Người dân tộc Thái thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nuôi bò sinh sản

 Khởi nghiệp làm giàu bằng nuôi bò sinh sản

Chúng tôi về xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La) vào những ngày đầu tháng 3, thời điểm này cũng là lúc bà con nơi đây chuẩn làm đất trồng những cây trên nương. Họ đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới nhà, thậm chí có nhiều gia đình dựng lán tạm trên nương, ngủ lại qua đêm, để sáng hôm sau dậy sớm tiếp tục với công việc đồng áng, không làm không kịp thời vụ, bời mùa mưa sắp đến.

Vật vả làm lụng là vậy, nhưng do địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi, đất đai thì bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, những cây ngô, cây sắn họ trồng trên nương không thu được là bao, có năm "được mùa thì mắt giá" đó là chưa kể có năm dịch bệnh, thiên tai.

Người dân tộc Thai thoát nghèo vươn lên làm giầu từ nuôi bò sinh sản - Ảnh 2.

Ông Quàng Văn Chiến, bản Luống Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La), bổ xung thức ăn tươi cho đàn trâu bò của gia đinh. Ảnh: Văn Ngọc

Khác với người dân trong vùng, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất cằn cỗi của quê hương, ông Quàng Văn Chiến, bản Luống Mé, xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La) đã chọn cho mình hướng đi mới. Gia đình ông đã thành công với mô hình nuôi bò sinh sản, mỗi năm cho thu nhập từ 100-120 triệu đồng.

Dừng tay với chiếc sào tre dài khoảng 3m, vớt những cây bèo lục bình ở dưới ao lên làm thức ăn cho đàn bò của gia đình, ông Chiến chia sẻ: Trước kia gia đình nghèo lắm, quanh năm vất vả phụ thuộc vào cây ngô trồng trên nương, thế nhưng mấy năm gần đây, thời tiết thất thường, khiến năng suất cây trồng giảm, cùng với đó trồng cây trên nương vất vả, mất nhiều công, nên thu nhập của gia đình hạn hẹp.

Người dân tộc Thai thoát nghèo vươn lên làm giầu từ nuôi bò sinh sản - Ảnh 3.

Bê con sau 7-8 tháng nuôi sẽ được xuất bán với giá từ 12-15 triệu đồng/con. Ảnh: Văn Ngọc

Nhận thấy đất đai rộng, thuận lợi cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cùng với cây bèo ở dưới ao, lá mía của người dân thu hoạch sau mỗi vụ vứt thừa thãi, hoang phí. Bằng nguồn vốn của gia đình, cộng với số tiền vay từ họ hàng, ông Chiến đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản.

"Gia đình nuôi bò được hơn 5 năm nây, lúc đầu vay mượn họ hàng và dồn hết tiền mua được 2 con bò giống sinh sản. Sau 1 năm chăm sóc, 2 con bò đã sinh sản lứa bê đầu. Hiện gia đình duy trì nuôi từ 15 đến 18 con bò sinh sản". Ông Chiến nói.

Người dân tộc Thai thoát nghèo vươn lên làm giầu từ nuôi bò sinh sản - Ảnh 4.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò gia đình ông Chiến đã dành ra một khoảng đất 6.000m2 đất để trồng cỏ voi làm thức ăn cho đàn bò. Ảnh: Văn Ngọc

Phương pháp chăn nuôi bò sinh sản cho thu nhập cao

Chia sẻ bí quyết chăn nuôi hiệu quả, ông Chiến chó hay: Muốn chăn nuôi bò sinh sản có hiệu quả thì phải chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, phải chú ý đến khẩu phần ăn của bò, định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn bò.

Để bảo đảm có đủ nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình đã cải tạo gần 6.000m2 đất trồng cỏ voi và chuối. Đây cũng là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, ông đã đi thu mua ngọn mía của các hộ khác về ủ làm thức dự trữ để bò ăn dần.

"Một mô hình chăn nuôi bò sinh sản hiệu quả, một ngày tôi cho bò ăn 3 lần, sáng, trưa và tối. Tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Trong năm nay tôi đã xuất bán 5 con bê và 4 con bò trưởng thành thu được 140 triệu đồng, ước tính lãi hơn 100  triệu đồng" Ông Chiến nói.

Người dân tộc Thai thoát nghèo vươn lên làm giầu từ nuôi bò sinh sản - Ảnh 5.

Toàn bộ chất thải chăn nuôi, được tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Khù, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu (Sơn La) cho biết: Nhận thấy nhu cầu nuôi bò sinh sản của bà con nông dân trên địa bàn xã Chiềng Đông là một hướng đi mới, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền tạo điều kiện để người nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò cách thiết kế chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, công tác vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra.

"Mô hình nuôi trâu vỗ béo của gia đình ông Quàng Văn Chiến đang được nhiều hộ chăn nuôi ở trên địa bàn xã Chiềng Đông áp dụng và học tập. Ðây cũng là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của huyện Yên Châu đang đem lại hiệu quả cho nông dân", ông Khù nói.

Văn Ngọc