dd/mm/yyyy

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp

Thay đổi tư duy canh tác, chuyển 7ha vườn tạp thành vườn chuyên canh nhãn Miền Thiết, ông Nguyễn Văn Hừa thu trên 2 tỷ đồng mỗi năm.

Clip: Lão nông Tú Nang thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp

Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp

Được Hội Nông dân huyện Yên Châu giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình trồng nhãn của gia đình ông Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Vườn nhãn ông Hừa là một trong nhưng vườn có diện tích lớn ở vùng đất Tú Nang này, năm được mùa, được giá, gia đình ông thu trên 2 tỷ đồng. Chúng tôi gặp ông Hừa đang ngồi ngoài hiên nhà, một tay cầm điện thoại, tay kia cầm bút ghi chép lại các đơn hàng chuẩn bị xuất bán ngày hôm nay cho thương lái. Thời điểm này gia đình ông Hừa rất bận rộn vì đang bước vào chính vụ thu hoạch nhãn.

Sau cái bắt tay, vài lời giới thiệu, ông Hừa dẫn chúng tôi qua thăm vườn nhãn của gia đình ông cách nhà khoảng 500m. Chúng tôi khá ấn tượng với vườn nhãn của gia đình ông, vì cây nào cây nấy đều sai trĩu quả. Vừa đi tham quan vườn nhãn ông Hùa vừa tâm sự: Gia đình ông quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, năm 1993 ông cùng gia đình lên vùng đất Tú Nang này khai hoang, lập nghiệp. Thời điểm đó vùng đất này bà con nông dân chỉ biết trồng ngô, trồng sắn và gia đình ông cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên việc trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trên không được lời lãi bao nhiêu, vừa mất nhiều công sức chăm sóc, lại vừa mất thời gian.

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định từ cây nhãn. Ảnh: Văn Ngọc

Quyết định tìm cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế, năm 2006, gia đình ông chuyển toàn bộ diện tích đất trồng ngô sang trồng các loại cây ăn quả như: xoài, nhãn, mận… Tuy nhiên, việc trồng nhiều loại cây trên một diện tích đất như vậy khiến cho việc chăm sóc khó khăn, vì các loại cây có tập tính sinh trưởng khác nhau. Cùng với đó, vườn tạp như vậy thường xuyên xuất hiện nhiều loại sâu bệnh, nấm mốc phá hoại, khiến cho năng xuất, chất lượng vườn cây ăn quả của gia đình ông kém hiệu quả.

"Năm 2002, thực hiện Chủ trương của huyện về việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cùng với việc được Hội Nông dân vận động tuyên truyền, gia đình tôi đá chặt bỏ toàn bộ diện tích cây xoài và cây mận kém hiệu quả, đưa giống nhãn Miền Thiết vào trồng thay thế, đối với diện tích nhãn đã trồng trước đó gia đình tôi tiến hành ghép mắt giống nhãn Miền Thiết. Chỉ sau 3 năm cải tạo vườn, gia đình tôi đã được thu hoạch", ông Hừa nói.

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp - Ảnh 3.

Nhãn Miền Thiết có đặc điểm quả to, cùi dày, hạt nhỏ, ăn vào dịu ngọt, thanh mát, được thị trường trong và ngoài tỉnh Sơn La ưa chuộng. Ảnh: Văn Ngọc

Cải tạo vườn tạp trồng nhãn Miền Thiết

Chia sẻ về bí quyết phát triển vườn nhãn cho hiệu quả kinh tế cao, ông Hừa cho biết: Giai đoạn nhãn chuẩn bị ra hoa là giai quan trong nhất để quyết định vụ nhãn có năng xuất hay không. Trong giai đoạn này người làm vườn phải tiến hành chăm sóc một cách bài bản, khoa học.

"Giai đoạn chuẩn bị ra hoa, ta cần khoanh gốc và tiến hành khoanh cành, phương pháp này nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống thân, giúp cho cây phân hóa và hình thành mầm hoa. Chiều dài của vết khoanh tùy thuộc vào kích thước của cành", ông Hừa nói

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp - Ảnh 4.

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp - Ảnh 5.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn nhãn gia đình Anh Nguyễn Văn Hừa, bản Hua Đán, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho năng xuất cao, chất lượng tốt được thương lái đến thu mua tận vườn. Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch quả nhãn xong, phải tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán, xới đất quanh gốc và bón phân cho từng gốc nhãn. Đến khi cây nhãn ra hoa, đậu quả non, gia đình tiếp tục bón thêm một lần phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi quả. Thường xuyên kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của cây nhãn. Khi phát hiện sâu bệnh hại, tiến hành các biện pháp diệt trừ, đảm bảo cho cây phát triển ổn định, không để lây lan ra diện rộng. Ngoài ra gia đình ông Hừa còn lắp đặt hệ thống tưới tự động, với phương pháp này sẽ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn và điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác. Nhờ chăm sóc tốt, thực hiện đúng kỹ thuật, vườn nhãn của gia đình ông năm nào cũng cho năng xuất cao, mẫu mã đẹp, được thương lái thu mua tận vườn. 

 

Lão nông Tú Nang: Thu tiền tỷ từ việc cải tạo vườn tạp - Ảnh 6.

Cây nhãn đang trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, do đó huyện Yên Châu tiếp tục tập trung vào các khâu cải tạo giống, phổ biến quy trình tưới ẩm để nâng cao năng suất của cây nhãn. Ảnh: Văn Ngọc

"Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn nhãn 6 ha của gia đình tôi mỗi năm thu về trên 100 tấn quả với giá bán trung bình từ 20.000-25.000 đồng/kg. Trừ tất cả chi phi gia đình tôi thu về trên 700 triệu đồng mỗi năm. So với trồng các loại cây khác, tôi thấy trồng nhãn Miền Thiết là hiệu quả nhất, cho thu nhập ổn định, cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, trồng sắn", ông Hừa nói.

Có thể thấy, Mô hình trồng nhãn Miền Thiết đã mở ra hướng đi mới để người dân chuyển đổi diện tích vườn tạp, vườn cây trồng kém hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, cải thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Mô hình trồng nhãn Miền Thiết của gia đinh ông Nguyễn Văn Hừa được nhiều hội viên nông dân đến thăm quan và học tập.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh