Lai Châu dự kiến còn 38 xã sau sắp xếp
18/04/2025 15:37 GMT +7
Từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có, tỉnh Lai Châu dự kiến sẽ giảm xuống còn 38 đơn vị sau khi sắp xếp.
- Lai Châu: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại Than Uyên
- Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 sau gần 3 ngày mất tích nghi bị nước cuốn trôi khi qua suối ở Lai Châu
- Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây 1100 căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm
Sáng 18/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã tổ chức hội nghị cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số nội dung quan trọng khác.
Bà Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu chủ trì Hội nghị.

Cùng điều hành Hội nghị có ông Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Lê Văn Lương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại Lai Châu được thực hiện trên cơ sở bám sát định hướng của Trung ương tại các Kết luận quan trọng và đặc biệt là Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng và trình đề án này, với mục tiêu đảm bảo tỷ lệ giảm từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã trước khi sắp xếp.
Theo đề án được trình bày và thông qua tại Hội nghị, trước khi sắp xếp, toàn tỉnh Lai Châu có tổng cộng 106 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 94 xã, 5 phường và 7 thị trấn. Sau khi thực hiện sắp xếp, con số này dự kiến giảm xuống còn 38 đơn vị, trong đó có 36 xã và 2 phường.
Điều này đồng nghĩa với việc Lai Châu sẽ giảm 68 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 59 xã, 2 phường và 7 thị trấn), đạt tỷ lệ giảm 64,15% như mục tiêu đề ra và nằm trong khung định hướng của Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu nhấn mạnh, xét về tổng thể, phương án sắp xếp cấp xã bước đầu tại tỉnh Lai Châu đảm bảo theo định hướng của Trung ương. Các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp bảo đảm tiêu chuẩn về quy mô dân số của đơn vị hành chính theo quy định.
Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn về quy mô dân số, đề án cũng nêu rõ các tiêu chí quan trọng khác được cân nhắc khi sáp nhập các đơn vị hành chính.
Cụ thể, các đơn vị được lựa chọn sáp nhập phần lớn đều có vị trí địa lý liền kề, có chung lịch sử hình thành, phát triển, có sự giao thoa về văn hóa, phong tục tập quán.
Đồng thời, quy mô, trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế tương đồng cùng điều kiện tự nhiên, địa lý phù hợp cũng là những yếu tố thuận lợi cho việc sáp nhập hiệu quả.
Sau khi đề án được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh biểu quyết thống nhất cao, Ban Chấp hành đã chỉ đạo UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi Nhân dân trên địa bàn. Đây là bước quan trọng trước khi trình HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương, để sau đó trình Chính phủ và cuối cùng là trình Ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính cấp xã được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm chi phí hành chính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương sau sáp nhập.
Lai Châu: Xã Sùng Phài thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm xã Sùng Phài (thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền, triển khai xây dựng xã Sùng Phài điển hình về phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" năm 2025.
Về Lai Châu khám phá nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái trong lễ hội Then Kin Pang
Lễ hội Then Kin Pang diễn ra ngày 6–7/4 tại huyện Phong Thổ, Lai Châu. Đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về phong tục tập quán độc đáo của người Thái trắng, du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên cùng những trò chơi dân gian, đặc biệt là màn té nước bên suối.
Một tỉnh xưa có diện tích rộng lớn, gồm Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, tiền thân của tỉnh Phú Thọ ngày nay
Hưng Hóa là một tỉnh cũ ở miền Bắc Việt Nam, được thành lập từ năm 1831, gồm một phần của tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và đến năm 1903 thì đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.