dd/mm/yyyy

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế diễn ra tại Lai Châu

Ngày 10/10, Hội thảo tham vấn Báo cáo quốc gia lần thứ tư việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (dự thảo 1) diễn ra tại Lai Châu…

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế quan tâm đến dân tộc thiểu số và người nghèo

Hội thảo được tổ chức với mục đích thu thập các ý kiến góp ý, thông tin từ các đại diện của các cơ quan Trung ương và địa phương ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tập trung vào các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, người nghèo… để cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR lần thứ tư.

Hội thảo tham vấn do đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ - Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ đồng chủ trì. Đồng chí Trần Tiến Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lai Châu dự và phát biểu chào mừng.

 


Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, thường được gọi tắt là Công ước ICCPR, là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1960 và có hiệu lực vào năm 1976.

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế diễn ra tại Lai Châu - Ảnh 1.

Hội thảo do Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo quốc gia lần thứ tư việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (dự thảo 1) tại tỉnh Lai Châu. Ảnh Bảo Anh

Tầm quan trọng và ý nghĩa của Công ước được khẳng định mạnh mẽ bởi sự tham gia đông đảo của cộng đồng quốc tế - hiện tại có khoảng 173 quốc gia là thành viên của Công ước.

Công ước ICCPR có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và pháp lý của Việt Nam. Các quy định của Công ước được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là đã được nghiên cứu rất kỹ trong quá trình soạn thảo và thông qua Hiến pháp năm 2013…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cũng nhấn mạnh: Công ước ICCPR là điều ước quốc tế có nội dung rộng, phức tạp, mà việc hiểu đúng và thực thi từng quy định luôn là thách thức đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế diễn ra tại Lai Châu - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, thường được gọi tắt là Công ước ICCPR, là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1960 và có hiệu lực vào năm 1976. Ảnh Bảo Anh

Việc xây dựng báo cáo quốc gia thực thi các điều ước quốc tế nói chung và Công ước ICCPR nói riêng luôn cần đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Lai Châu đóng góp tích cực vào Hội thảo tham vấn

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng khẳng đinh: Trong những năm gần đây, tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm thực hiện rất tốt công tác Nhân quyền.

Điển hình, năm 2020 được Bộ Công an và thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ, tỉnh đã xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 1.062 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mường Tè; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trường học, đường liên bản, liên xã... để hỗ trợ, nâng cao chất lượng đời sống của người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế diễn ra tại Lai Châu - Ảnh 3.

Phát biểu chào mừng Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế về các dân dân sự và chính trị, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng bày tỏ vui mừng khi tỉnh Lai Châu được lựa chọn tổ chức Hội thảo tham vấn quan trọng này... Ảnh Bảo Anh

Tháng 8/2022 vừa qua, Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Lai Châu đã phối hợp cùng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ tổ chức tập huấn công tác nhân quyền cho hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và đưa đoàn phóng viên của gần 20 báo, đài Trung ương đi địa bàn tổ chức tuyên truyền về công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của mảnh đất, con người Lai Châu đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cũng nhấn mạnh: Qua Hội thảo này, tỉnh Lai Châu mong muốn Bộ Tư pháp, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ và các quý vị đại biểu quan tâm đồng hành, hỗ trợ việc triển khai, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo pháp luật gắn với thực hiện tốt các quyền con người trên địa bàn tỉnh…

Tiếp theo Hội thảo tham vấn Báo cáo quốc gia lần thứ tư việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (dự thảo 1), trong các ngày 11 và 12/10/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Tập huấn Công ước ICCPR và Hội thảo góp ý Báo cáo nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, quyền kết hôn và lập gia đình của Công ước ICCPR…

Hội thảo tham vấn thực thi Công ước quốc tế diễn ra tại Lai Châu - Ảnh 4.

Tiếp theo Hội thảo tham vấn Báo cáo quốc gia lần thứ tư việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (dự thảo 1), trong các ngày 11 và 12/10/2022. Ảnh Bảo Anh

Các hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam do Liên minh Châu Âu tài trợ (EU JULE), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) với sự tham gia của đông đảo đại diện các bộ, ngành, đặc biệt là đại diện một số địa phương khu vực miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu và Thái Nguyên cùng các chuyên gia, các tập huấn viên có nhiều kinh nghiệm hứa hẹn sẽ đóng góp vào thành công chung của các hoạt động.

Bảo Anh