dd/mm/yyyy

Giải pháp bảo vệ môi trường trong chế biến cà phê ở Sơn La

Ngày 23/8, Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở tài nguyên và môi trường, Hội Cà phê tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường ...

Clip: Hội thảo thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Cà phê Sơn La được trồng chủ yếu ở Sơn La là cà phê Arabica, cây cà phê thường có giá trị gấp 1,5-2 lần so với cà phê Robusta, nhờ đó mà diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn được mở rộng.

Theo số liệu thống kê, năm 2021, tổng diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đạt gần 18.000 ha, chủ yếu tập trung ở thành phố, huyện Mai Sơn, Thuận Châu, với sản lượng đạt gần 30.000 tấn. Trên 16.500 ha cà phê được cấp chứng nhận UTZ; 88 ha được cấp chứng nhận VietGAP; 97 ha cà phê đặc sản. Cà phê Sơn La đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh, theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ; sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý năm 2017.

 Giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La - Ảnh 2.

Hội thảo thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Mùa Xuân.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo chuỗi liên kết và tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Có 5 đơn vị đã tham gia vào chế biến sâu, gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH sản xuất thương mại Cát Quế, Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La, HTX dịch vụ nông nghiệp Mường Chanh, HTX Bích Thao.

Đầu tư đúng tầm cho sản xuất và chế biến cà phê ở Sơn La

Tại Hội thảo các đại biểu đã được lắng nghe về những nội dung, như: Thực trạng và giải pháp về bảo vệ môi trường trong chế biến cà phê tại Sơn La; công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất chế biến cà phê; công tác thẩm định công nghệ đối với các cơ sở chế biến cà phê tập trung trên địa bàn tỉnh và định hướng ứng dụng công nghệ xử lý nước thải trong các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, HTX và hộ gia đình; hiện trạng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu cà phê phục vụ các nhà máy chế biến, hướng dẫn các biện pháp xử lý phụ phẩm cà phê phục vụ phát triển cà phê bền vững.

 Giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La - Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự Hội thảo thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ảnh: Mùa Xuân.

Ngoài ra, các huyện, cơ sở chế biến cà phê cũng đã trình bày tham luận về công tác quản lý các cơ sở chế biến theo quy mô gia đình trên địa bàn; thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn nước từ hoạt động chế biến cà phê, công tác bảo vệ nguồn nước sinh hoạt… Đồng thời, quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động các thành viên tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê; ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải cà phê… 

Cũng tại Hội thảo này, các đại biểu đã cùng nhau tập trung tìm hiểu những khó khăn, hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các hình thức thu hoạch và phương pháp chế biến; các phụ phẩm trong quá trình chế biến cà phê ướt và vấn đề ô nhiễm môi trường; định hướng nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường đối với hoạt động chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Mùa Xuân