dd/mm/yyyy

Giá cà phê giữ đà tăng, thị trường đối mặt với thời điểm quan trọng

Giá cà phê thế giới lại có phiên tăng mạnh trên cả 2 sàn khi đồng Real tiếp tục hỗ trợ thị trường. Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng so với thời điểm hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 117.000 - 117.800 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 16/8/2024 

Phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 99 USD, giao dịch tại 4.571 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 tăng 86 USD giao dịch tại 4.378 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng tăng tiếp, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 2,90 Cent, giao dịch tại 239,90 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2024 tăng 3,40 Cent, giao dịch tại 238,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng so với thời điểm hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 117.000 - 117.800 đồng/kg.

Giá cà phê giữ đà tăng, thị trường đối mặt với thời điểm quan trọng - Ảnh 1.

Giá cà phê giữ đà tăng, thị trường đối mặt với thời điểm quan trọng - Ảnh 2.

Giá cà phê giữ đà tăng, thị trường đối mặt với thời điểm quan trọng - Ảnh 3.

Đồng Real mạnh lên mức cao nhất trong 4 tuần qua giúp hạn chế sự bán ra từ Brazil đồng thời kích hoạt sự thanh lý vị thế bán của những nhà đầu cơ bán khống trước đây, đã khiến cho giá tăng liên tiếp trong hai phiên.

Cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên Sàn giao dịch New York được cho là tiếp tục tăng dần dần. Lượng tăng trong ngày thứ tư vừa qua là 3.137 bao, đạt mức 825.633 bao.

Lượng tồn kho cà phê Robusta được chứng nhận được nắm giữ tại Sàn giao dịch London giảm 21.833 bao tính đến ngày 12/8, tổng cộng hiện tồn kho 1.025.166 bao, trong đó loại cà phê Robusta Brazil chiếm hơn 90%.

Các tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức thương mại cà phê nổi tiếng gần đây đã đưa ra lời kêu gọi riêng tới các nhà lãnh đạo châu Âu để hành động ngay lập tức đối với các vấn đề liên quan đến luật chuỗi cung ứng không phá rừng mới của EU (EUDR).

Một lá thư riêng được gửi tới Chủ tịch Ủy ban EU, được ký bởi Diễn đàn cà phê toàn cầu, Liên đoàn cà phê châu Âu, Diễn đàn các nhà sản xuất cà phê thế giới và các tổ chức cà phê khác – kêu gọi “can thiệp khẩn cấp” để ngăn chặn “hậu quả không mong muốn đối với những người nông dân trồng cà phê nhỏ lẻ và các công ty nhỏ hơn”.

Cả hai tuyên bố đều kêu gọi EU can thiệp ngay lập tức trước khi thực thi luật mới, dự kiến có hiệu lực vào ngày 30/12 năm nay.

EUDR được thiết kế để ngăn chặn nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng sản phẩm của châu Âu liên quan đến cà phê, ca cao, gia súc, dầu cọ, đậu nành và gỗ, luật này kêu gọi các hình phạt tài chính và các hình phạt liên quan đến thị trường khác đối với các công ty châu Âu không đáp ứng các yêu cầu về thẩm định và báo cáo.

Kể từ khi luật được thông qua vào cuối năm 2022, nhiều nhà phân tích ngành cà phê và nhóm ủng hộ nhà sản xuất đã cảnh báo rằng luật có thể gây ra hậu quả bất lợi ngoài ý muốn, đặc biệt là đối với những người nông dân sản xuất nhỏ có thể không có khả năng tuân thủ và báo cáo.

Điều luật sẽ gây ra sự tắc nghẽn xuất khẩu cà phê Robusta của Việt nam, trong khi giá tại thị trường châu Âu sẽ tăng đột biến, một số nhà sản xuất cà phê hòa tan dường như đã cảm nhận được điều này nên đã tăng cường củng cố hệ thống kho tàng để có thể thu mua lượng cà phê nguyên liệu lớn hơn trong vụ tới, tất nhiên họ kỳ vọng sẽ mua được với giá rẻ hơn bởi sản phẩm cà phê hòa tan không bị chi phối bởi điều luật này.

Nguyễn Phương