dd/mm/yyyy

Sương giá cùng áp lực thu hoạch tại Brazil gây bất lợi lên giá cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay giao dịch quanh mức 117.800 – 118.500 đồng/kg, với giá thu mua cao nhất tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tính chung cả tuần qua, thị trường cà phê nội địa giảm tới 4.000 đồng/kg so với tuần trước.

Cập nhật giá cà phê hôm nay 

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn London chốt mức 4.326 USD/tấn. Giá Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York ở mức 234,05 US cent/lb. Tính chung cả tuần qua, giá Robusta tăng 99 USD/tấn và giá Arabica tăng 4 US cent/lb.

Giá cà phê trong nước hôm nay giao dịch quanh mức 117.800 – 118.500 đồng/kg, với giá thu mua cao nhất tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Sương giá cùng áp lực thu hoạch tại Brazil gây bất lợi lên giá cà phê - Ảnh 1.

Sương giá cùng áp lực thu hoạch tại Brazil gây bất lợi lên giá cà phê - Ảnh 2.

Sương giá cùng áp lực thu hoạch tại Brazil gây bất lợi lên giá cà phê - Ảnh 3.

Giá cà phê trong nước hôm nay giao dịch quanh mức 117.800 – 118.500 đồng/kg, với giá thu mua cao nhất tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Thông tin sương giá tại Brazil đã ảnh hưởng đến giá cà phê tuần qua. Áp lực thu hoạch cà phê ở nước này cũng góp thêm phần bất lợi. Theo Safras & Mercado, vụ thu hoạch cà phê 2024/25 của Brazil đã hoàn thành 92% tính đến ngày 6/8.

Châu Âu thống lĩnh thị trường cà phê chế biến cao cấp, trong khi các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê nguyên hạt. Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia và Ethiopia đóng góp tới 70% thị phần trong lĩnh vực này. Đối với người trồng cà phê ở khu vực Nam bán cầu, xuất khẩu cà phê đóng vai trò nguồn thu nhập quan trọng.

Nông dân và doanh nghiệp có hai trạng thái khác nhau khi cà phê tăng giá. Trái ngược với sự vui mừng, phấn khởi của nông dân là sự lo lắng của các doanh nghiệp khi nguồn cung khan hiếm.

Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, đã giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU. Việt Nam hiện đã vượt qua nhiều nước sản xuất hàng đầu khác như Ấn Độ, Thụy Sỹ, Brazil… để trở thành nhà cung cấp cà phê chế biến (loại hòa tan, hỗn hợp) hàng đầu vào EU chỉ sau thị trường Anh.

Vicofa đánh giá, yếu tố thời tiết không thuận lợi kết hợp với sự bùng phát của rệp sáp cùng nhện đỏ sẽ làm giảm sản lượng vụ Robusta tiếp theo ở Việt Nam từ 15-20%.

Niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023 (số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn). Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi.

Còn Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO vẫn duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu niên vụ 2023/2024 thấp hơn 5,83% so với vụ trước. Mức tiêu thụ toàn cầu cho niên vụ 2023/2024 đạt 177 triệu bao (bao 60kg), tăng 2,25% so với niên vụ 2022/23.

ICO cũng dự báo thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê Robusta lên tới 35 triệu bao vào năm 2040 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu thụ tăng. Đến năm 2050, có khả năng một nửa diện tích trồng cà phê Arabica sẽ không còn thích hợp, gây áp lực lên giá cà phê toàn cầu.

Nguyễn Phương