Đây là thị trường Top 30 về cá ngừ, Việt Nam xuất ngày càng nhiều, không lo về thanh toán

P.V

06/05/2025 15:23 GMT +7

Trong bối cảnh hiện nay, Nga được đánh giá là thị trường có nhiều thuận lợi, cơ hội để cho các doanh nghiệp cá ngừ mở rộng xuất khẩu (XK). Kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga đang ngày càng tăng.

Nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tăng

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK sang thị trường này năm 2024 đã đạt gần 45 triệu USD, tăng 5 lần so với năm 2020, đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2025, XK cá ngừ sang thị trường này đạt hơn 10 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024.

Theo các tham tán thương mại, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam - Nga có nhiều thuận lợi, cơ hội cho hợp tác kinh tế - thương mại. Cụ thể, Việt Nam và Nga là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cho nhau. Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Nga để phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Trong khi đó, Nga nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, thực phẩm…

Bên cạnh đó, Nga cũng đang là 1 trong 30 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ trên thế giới. NK cá ngừ của Nga đang ngày càng tăng lên qua từng năm, giá trị NK cá ngừ đã tăng gấp đôi chỉ trong 5 năm, đạt gần 90 triệu USD vào năm 2023.

Hoạt động xuất khẩu có nhiều thuận lợi

Theo chuyên gia về cá ngừ của Vasep, hiện nay, các khó khăn gây trở ngại lớn cho thương mại song phương trong thời gian gần đây như vận tải, thanh toán, việc đi lại của thương nhân đã và đang được tích cực tháo gỡ.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga có thể sử dụng tuyến vận tải biển trực tiếp Vladivostok-Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh với thời gian vận chuyển khoảng 8-11 ngày; hoặc tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam qua Trung Quốc, Kazakhstan rồi tới Moskva với thời gian khoảng 35-40 ngày.

Về thanh toán, các doanh nghiệp hai nước có thể sử dụng đồng rúp và tiền đồng Việt Nam để thanh toán trong thương mại song phương khá thuận lợi. Bên cạnh đó, việc Liên bang Nga cấp visa điện tử với thời hạn lưu trú tại Nga 15 ngày cho công dân Việt Nam cũng tạo thuận lợi cho việc đi lại của các thương nhân.

Ngoài ra, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu, mà Nga là thành viên, đã ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2015. Hiệp định này đã có hiệu lực từ tháng 10/2016. Đến nay, phần lớn các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% hoặc ở mức rất thấp. Các doanh nghiệp hai nước cần tích cực sử dụng những điều kiện thuận lợi mà Hiệp định mang lại để thúc đẩy thương mại, đầu tư song phương.

Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga một cách ổn định, tránh xảy ra tranh chấp liên quan tới chất lượng, các tham tán thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của nước sở tại về chất lượng, bao bì, nhãn mác... đối với các sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Cá ngừ là nhóm sản phẩm duy nhất ghi nhận kim ngạch giảm trong tháng 3, đạt 83,3 triệu USD (giảm 0,7%), dù quý I vẫn tăng nhẹ. Nguyên nhân chính là áp lực từ quy định IUU, trong đó quy định kích thước cá ngừ tối thiểu 0,5m đã khiến cho nguồn nguyên liệu để chế biến XK bị thắt chặt.

Ngoài ra, Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA) của Hoa Kỳ – thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam cũng đang là một thách thức đối với ngành cá ngừ. Tổ chức NOAA Hoa Kỳ bước đầu đã đưa thông báo sơ bộ là không công nhận tương đương cho ngành hải sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc nếu không đáp ứng yêu cầu của NOAA đúng thời hạn, thì hải sản Việt Nam sẽ bị cấm NK vào Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2026.

Nếu không nhanh chóng giải pháp khắc phục, cá ngừ Việt Nam có nguy cơ mất thị phần tại Hoa Kỳ, đồng thời tác động domino lên các sản phẩm khai thác khác như mực, bạch tuộc.

Các rào cản thương mại như MMPA, thẻ vàng IUU từ EU, và khả năng tăng thuế quan từ Hoa Kỳ dưới chính quyền mới là những thách thức mà ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục đối mặt và có giải pháp trong năm 2025.

Cá ngừ Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới

Cá ngừ Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Xuất khẩu cá ngừ phục hồi nhưng phải đối mặt với thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ phục hồi nhưng phải đối mặt với thách thức mới

Tháng 2/2025, bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam lại phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đối mặt với thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đối mặt với thách thức mới

Mới đây Cục Quản lý đại dương và khí quyển (NOAA), Bộ Thương mại Mỹ đã gửi thông báo về phán quyết sơ bộ không công nhận tương đồng các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển của Việt Nam. Điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này.