Xuất khẩu cá ngừ phục hồi nhưng phải đối mặt với thách thức mới
28/03/2025 16:39 GMT +7
Tháng 2/2025, bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam lại phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Xuất khẩu cá ngừ trong tháng 2 tăng khả quan
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 2 đã cán mốc gần 73 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2024, đây cũng là mức cao nhất so với cùng kỳ của 5 năm qua. Tính luỹ kế 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch XK đạt hơn 139 triệu USD, tăng 6%.
XK các nhóm sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, tăng 23%. Trái lại, XK cá ngừ chế biến và đóng hộp giảm 9%.
XK cá ngừ sang các thị trường chính trong tháng 2 phần lớn đều tăng trừ Italy, Israel và Mexico. Đáng chú ý trong tháng 2 này, XK cá ngừ sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada hay Nhật Bản đều tăng trưởng ấn tượng.

Đối mặt với nhiều thách thức
Mặc dù XK sang các thị trường đã tăng trưởng khả quan hơn, nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức về thị trường năm 2025. Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tiếp tục là rào cản lớn đối với thủy sản khai thác nói chung, ngành cá ngừ nói riêng. Trong đó, quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn 0,5m tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP vẫn đang khiến cho ngư dân và doanh nghiệp không giải quyết bài toán nguyên liệu. Hoạt động XK các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp đang bị kìm hãm.
Tương tự, việc Mỹ áp dụng Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA), yêu cầu các quốc gia xuất khẩu hải sản phải chứng minh quy trình đánh bắt không gây hại đến động vật biển và chứng minh những quy định quản lý tương đồng với Mỹ. Phía Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) mới đây đã đưa ra phán quyết sơ bộ không công nhận Việt Nam tương đương, và có nguy cơ cấm nhập khẩu nhiều loài hải sản Việt Nam từ 1/1/2026 nếu Việt Nam không có động thái kịp thời.
Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch mở rộng Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP). Cụ thể, chương trình yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thêm thông tin chi tiết, làm tăng chi phí tuân thủ.
Với kim ngạch xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam, quy định của MMPA và SIMP có thể gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản, thậm chí đe dọa uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để vượt qua, ngành cá ngừ cần sự đồng hành quyết liệt từ các cơ quan thẩm quyền và nhà quản lý ngành trong việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực giám sát và hỗ trợ ngư dân tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Tags:
Giá tiêu nội địa bình ổn ở ngưỡng cao, DN đẩy mạnh thu mua để đáp ứng đơn hàng từ châu Âu và Mỹ
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục được giao dịch ở mức 159.000 – 160.000 đồng/kg, không đổi so với ngày hôm trước.
Lo ngại nguồn cung được xoa dịu, giá cà phê tiếp tục giảm mạnh
Giá cà phê hôm nay (28/3) tiếp tục lao dốc trên các sàn giao dịch, với Robusta giảm 86 USD/tấn xuống mức thấp nhất 2,5 tháng và Arabica giảm 13,2 US cent/pound xuống mức thấp nhất 1 tháng. Lo ngại nguồn cung được xoa dịu do dự báo sẽ có mưa trong những ngày tới tại Brazil.