Clip: Chuyện đưa "quốc bảo" sâm Ngọc Linh về trồng ở vùng cao Tây Bắc
"Ăn rừng, ngủ rừng" trồng sâm Ngọc Linh
Nhắc tới sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là "quốc bảo" loại cây có giá trị dinh dưỡng cao với sức khỏe con người, thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến vùng đồi núi cao của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao thì mới phù hợp để trồng và phát triển loại cây này. Thế nhưng ở Sơn La, sâm Ngọc Linh đã được trồng thành công, phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mông nơi đây.
Trong chuyến công tác về với vùng núi Tây Bắc lần này, chúng tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La), người đầu tiên đưa giống sâm Ngọc Linh về trồng thành công tại vùng núi cao của tỉnh Sơn La.
Sau cái bắt tay, lời chào hỏi thân thiết, ông Long dẫn chúng tôi vượt qua gần 20km đường đất dộc, khe suối, rừng già, qua những bản làng người Mông, người Thái. Sau gần 1 giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi mới đến được vùng trồng sâm tại bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Ở độ cao gần 1.700 m so với mực nước biển, chúng tôi cảm nhận được không khí ở đây rất mát mẻ, trong làng, mây mù bao phủ quanh năm. Những cây sâm ở đây được ở dưới tán rùng, được phần chia thành từng khu: khu trồng cây sâm ươm giống, khu trồng sâm trưởng thành và khu trồng sâm lâu năm.
Kể về câu chuyện đưa sâm Ngọc Linh về trồng tại đất Sơn La, ông Long đã phải trải qua nhiều lần thất bại, từ công sức, đến cả tiền bạc mới được thành công như ngày hôm nay. Ông Long tâm sự: Các đây khoảng hơn 10 năm về trước, khi biết về giá trị của cây Sâm Ngọc Linh tốt đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là loại cây trồng này có thể khơi dậy tiềm năng đất đai, khí hậu cũng như giúp người dân địa phương có cơ hội để làm giàu trên chính mảnh đất của mình, tôi đã đưa giống cây này về đất Sơn La để trồng.
"Tại sao ở vùng núi cao của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum người đồng bào Êđê người ta trồng được, tại sao người Mông người Thái của vùng núi Tây Bắc lại không trồng được, chất đất và khí hậu cũng tương đối như thế. Luôn có suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi như vậy trong đầu, nên tôi quyết định đưa cây Sâm Ngọc Linh từ Quảng Nam, Kon Tum xa xôi về trồng tại Sơn La", ông Long nói.
Sâm Ngọc Linh không phải trồng ở đâu cũng sống và phát triển được, bởi cây sâm phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng. Thế nhưng với quyết tâm của bản thân, ông Long đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng mua giống Sâm Ngọc Linh về trồng thử nghiệm tại dưới những tán rừng của các xã vùng cao của huyện Mai Sơn, Bắc Yên, Sông Ma… Nơi có độ cao hơn 1.600 so với mực nước biển.
"Giống cây sâm lúc mua về chi cao chưng hơn 10 cm, sau hơn nửa năm trồng cây sâm được trồng thủ nghiêm đã phát triển gấp 3 lần, cây to khỏe, lá xanh tốt, rễ cây bám chắc. Tuy nhiên, do trồng thử nghiệm, cây sâm không được bảo vệ một phần sâm bị nhổ trộm, một phần do thú rừng phá, coi như 1 tỷ đồng là đi tong", ông Long nói như vậy.
Mặc dù mất tiền, nhưng khi biết cây sâm Ngọc Linh có thể sống được ở dưới tán rừng, vùng núi cao của tỉnh Sơn La đối với ông Long đó là sự thành công bước đầu. Nhận thấy đỉnh núi Sam Ta có điều kiện tốt nhất và khí hậu chất đất ở đây phù hợp với trồng cây sâm Ngọc Linh. Ông Long đã quyết định đầu tư số lượng lớn cây sâm giống từ hạt, cây con đến cây sam 2-4 năm tuổi về trồng tại vùng đất này.
Chia sẻ về bí quyết trồng Sâm Ngọc Linh sinh trưởng, phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, ông Long cho biết thêm: Đối với cây Sâm Ngọc Linh yếu tố quan trọng nhất để cây phát triển tốt nhất, cây sâm Ngọc Linh cần được trồng ở nơi có độ cao trên 1.600 so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ ở mức thấp dưới 25 độ C.
Chất dinh dưỡng để cung cấp cho sâm là đất mùn của rựng. Đặc biệt cây Sâm Ngọc Linh là cây trồng ưa bóng mát, vì vậy phải trồng dưới tán rừng, tránh ảnh hưởng tấp nhất ánh nắng của mặt trời.
Nói về việc trồng Sâm Ngọc Linh cũng không hẳn là khó, mình biết được tập tính của chúng thì mình có thể trồng được. Trồng sâm phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, mình phải có rừng, mình lấy nước từ rừng, mình lấy chất dinh dưỡng từ rừng để tưới bón cho cây thì cây sẽ lớn và phát triển tốt.
Tuyệt đối không được dùng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để chăm bón cho sâm, loại cây này rất kỵ. Tác động chất hóa học vào cây sâm không những sâm không phát triển mà còn chết đi.
Sâm Ngọc Linh, giúp đồng bào vùng cao xóa đói giảm nghèo
Sau vài năm trồng, đến nay diện tích Sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long đang sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu đã cho lợi nhuận. Không chỉ thu lợi nhuận về cho người trồng, đến nay khu vực trồng sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục nhân công là con em đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn.
Anh Sông A Tráng, bản Sam Ta, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ: Gia đình anh có 4 đứa con, vốn là hộ nghèo của bản, thu nhập của gia đình. Trước đây, chỉ phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn trên nương. Có cố làm đến mấy gia đình anh cũng chỉ đủ ăn thôi. Thế nhưng từ khi 2 vợ, chồng tôi được nhận vào làm tại khu vực trồng sâm của Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long, thu nhập của được hơn 10 triệu đồng/tháng.
"Hai vợ, chồng tôi vào làm trồng Sâm cho Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long này được hơn 3 năm rồi. Công việc hàng ngày là kiểm tra tình hình sức khỏe cây Sâm, nhạt cỏ, kiểm tra độ ẩm và tưới nước cho hợp lý.
Tháng nào công ty cũng trả lương đều đặn cho 2 vợ chồng. Giờ có công ăn việc làm rồi, không sợ đói khổ như trước nữa, tiền lương một phần để tiết kiếm, một phần có kinh phí cho con đến lớp học cái chữ" Anh Tráng nói.
Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những sản phẩm Sâm Ngọc Linh tươi, có chất lượng tốt, đến nay Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long đã tạo ra các sản từ sâm Ngọc Linh có chất lượng cao như: Cao Sâm Ngọc Linh, Rượu sâm Ngọc Linh Thành Long và Rượu cao sâm Ngọc Linh cả 3 sản phẩm này đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La.
Theo ông Long bản thân ông luôn suy nghĩ phải làm thế nào để sản phẩm khác biệt với các sản phẩm khác. Từ đấy ông đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm cao sâm Ngọc Linh. Cây sâm từ 6-10 năm tuổi khi thu hoạch về, lựa chọn lấy những củ sâm tốt nhất, không bị sâu, bệnh, những củ sâm có sức sống để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Khi tham gia sản phẩm OCOP, mong muốn đưa sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng.
Trao đổi với phóng viên, bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện Mai Sơn có trên 53 nghìn ha rừng, tài nguyên rừng rất đa dạng về các nguồn gen từ thực vật từ rừng. Định hướng phát triển các loại cây dược liệu trồng dưới tán rừng, đặc biệt là cây sâm. Huyện Mai Sơn phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn sẽ có khoảng 50 ha cây dược liệu, trong đó chú trọng đến việc trồng cây Sâm Ngọc Linh vì đem lại giá trị kinh tế cao.
Để thực hiện tốt các nội dung này, huyện Mai Sơn, Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp như: Quy hoạch vùng, xác định các vùng khí hậu cũng như là thổ những của tùng loại vùng phù hợp với tập tính của từng loại cây dược liệu. Đưa ra các cơ chế, chính sách khuyển kính, thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực cây dược liệu. Xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao gắn với các chuỗi du lịch trên địa bàn huyện.
"Khi người dân tham gia vào thực hiện trồng các loại cây dược liệu thì thu nhập của bà con nông dân sẽ được nâng cao gấp 2-3 lần so với trồng các loại cây nông nghiệp khác", bà Khay nói.
Ông Long cho biết thêm, để phát triển được cây sâm Ngọc Linh tại đất Sơn La yếu tố quan trọng nhất là phải giữ được rừng, có rừng thì mới có "quốc bảo" chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng cần được đặt lên hàng đầu.
Trong thời gian tới, khi đã tạo ra nhiều cây giống, Công ty sẽ cung cấp một phần lớn cây giống miễn phí cho người dân để trồng, góp phần cùng tỉnh Sơn La tạo ra vùng nguyên liệu lớn. Từ đó, giúp họ có của ăn, của để, vươn lên làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo.