Nông dân giàu lên từ nuôi lợn và trồng cây ăn quả trên
Nông dân chọn cho mình một hướng đi mới
Những ngày giữa tháng 3, chúng tôi có dịp trở lại Nà Sản, vùng đất của căn cứ cách mạng. Mặc dù đã từng chịu sự tàn phá của bom, đạn đến từng gốc cây, ngọn cỏ. Thế nhưng đến nay, vùng đất này đã hoàn toàn "thay da đổi thịt" đồi hoang, nương ngô, nương sắn được thay thế bằng những vườn cây ăn quả, trang trại chăn nuôi. Nhờ chịu khó, cần cù lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất đời sống của người nông dân nơi đây đã thay đổi đi lên, có của ăn, của để, con cháu được đến trường, đến lớp.
Gia đình chị Trần Ánh Tuyết, tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, một trong những hộ hội viên nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế của địa phương, nhờ chịu khó, mạnh dạn trong phát triển kinh tế. Đến nay mô hình trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi của gia đình chị cho thu hằng trăm triệu đồng mỗi năm. Chị Tuyết chia sẻ: Trước kia vùng đất Nà Sản khó khăn, bộn bề, thu nhập của người dân phụ thuộc vào canh tác cây ngô, cây sắn trên nương, năm được mùa thì mất giá, đó là chưa thiên tai dịch bệnh, thiên tai. Chính vị cây thu nhập của người dân vô cùng hạn hẹp, nhà làm nhiều cũng chỉ đủ ăn qua ngày. Cư thế cái đói cái nghèo cứ đeo bám theo người dân. Gia đình chị cũng không ngoại lệ.
Không khuất phục trước những khó khăn, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới để phát triển kinh tế, chị Tuyết đã đi nhiều nơi, tìm đếm nhiều mô hình kinh cho thu nhập cao để học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế. Nhận thấy mô hình nuôi lợn, trông cây ăn quả phù hợp với điều khiển của gia đình, cùng với đó gia đình chị cấp ủy chính quyền địa phương vận động, đặc biệt hưởng ứng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chi đà mạnh dạn chọn hướng đi mới này.
Nông dân thu nhập cao từ nuôi lợn và trồng cây ăn quả
Năm 2015, cối số vôn của gia đinh, cùng với vay mượn từ họ hàng, gia đình chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại, khu vực xử lý chất thải, mua lợn nay về phát triển chăn nuôi. Đến nay trang trại gia đình chị luôn duy trì từ 20-30 con lợn nái sinh sản, và trên 150 lợn thương phẩm.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, chị Tuyết cho biết: Để chăn nuôi lợn cho hiệu quả, việc đầu tiên người chăn nuôi, phải đầu tư xây dựng chuồng trại đủ điều kiện, diện tích đảm bảo đủ rộng, có hệ thống làm mát, hệ thống bóng đèn nhiệt để sưởi ấm cho đàn lợn trong những ngày mùa đông lạnh. Đối với việc lựa chọn giống lợn thương phẩm, cần lựa chọn những con lợn khỏe mạnh, khung xương to, mông tròn. Đối với lợn nái sinh sản cần chọn những con lợn khỏe mạnh, có khả năng sinh sản tốt.
"Điều quan trọng nhất trong chăn nuôi là việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn. Hàng năm để đàn lợn không bị dịch bệnh, phát triển tốt, gia đình tôi tiêm phòng đúng định kỳ, đủ các liệu tiêm. Cùng với đó việc xử lý chất thải trong chăn nuôi rất quan trọng, mình có thể tận dụng phụ phẩm trong chăn nuôi để bón cho cây, giảm thiểu tối đa nhất chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường",
Nhờ chăn nuôi khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, đàn lợn của gia đình chị phát triển tốt, ít dịch bệnh. Mỗi năm gia đình chị xuất bán 2 lứa lợn thương phẩm với hàng chục tấn và hàng chục con lợn giống. Từ đàn lợn, mỗi năm gia đình chị thu về hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Không chỉ phát triển chăn nuôi, với diện tích đất vườn rộng hơn 1ha, gia đình chị đã đầu từ trồng các loại cây ăn quả như: nhãn, xoài, buổi. Để vườn cây ăn quả của gia đình cho năng xuất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được thị trường, gia đình chị đã canh tác theo hướng hữu cơ.
"Đối với vườn cây ăn quả này, gia đình tôi đang canh tác theo hướng hữu cơ, đối với phân bón cho cây chúng tôi dùng các loại phân bón hữu cơ như vỏ cà phê, phân chuồng ủ hoai mục. Còn đối với các loại thuốc bảo vệ để phun cho cây đều có nguồn gốc sinh học", chị Tuyết nói
Vùng cao Nà Sản, vào mùa khô, lượng mưa ít, để đảm bảo nguồn nước để tưới cho vườn cây ăn, gia đình chị đã đầu từ khoan giếng lấy nước, đầu từ hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn quả. Theo chị lý giải, việc đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt sẽ tiết kiệm được nước tưới, trồng xói mòn đất, lại giảm được nhận công.
"Mình đầu tư được hệ thống tưới thì sẽ giảm được nhân công rất nhiều, không phải mất thời gian kéo dây nữa, giờ mình chỉ cần bấm nút là có thể tưới được cả vườn, thời gian mình tiết kiệm được có thể làm được những việc khác", chị Tuyết nói.
Nhờ việc trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ, vườn cây ăn quả của gia đình chị cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Hàng năm cứ đến mùa thu hoạch, vườn cây ăn quả của gia đình chị lại được các thương lái đến tận vườn thu mua. Có những năm thương lái còn đạt tiến cọc trước khi thu hoạch.
Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, mạnh dạn đầu từ cơ sở vật chất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả của gia đình chị cho hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định của gia đình, mỗi năm gia đình chị thu lời trên 300 triệu đồng. Với những hiệu quả đem lại, mô hình kinh tế của gia đình chị ngày càng được hội viên đến học tập kinh nghiệm làm giàu.