Clip: Nông dân vùng cao thay đổi tư duy làm nông nghiệp
Áp dụng KHKT nông dân có thu nhập cao
Những ngày đầu xuân, chúng tôi lại có dịp trở lại xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) nơi cuộc sống của những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn giờ đang đã có những bước chuyển đổi nhanh chóng trong sản xuất nông nghiệp. Dẫn chúng tôi qua khu ruộng trước đây là đất lúa nay chuyển sang trồng đủ thứ rau màu chuyên cung cấp cho thị trường trên địa bàn và thị trường Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Lâm, bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) chi sẻ: Không cam chịu thất bại, bà Nội đã đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn lớn tại xã Đông Sang, Mường Sang (Mộc Châu). Thấy người dân nơi đây trồng rau, phân luống khoa học và bài bản, gia đình ông đã về áp dụng vào chính vườn rau của mình.
Bên canh đó, ông Lâm còn tích cực tham gia các phong trào của Hội Nông dân xã và huyện tổ chức, rồi ông may mắn được Hội Nông dân giới thiệu tham gia lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rau an toàn theo hướng VietGAP để nâng cao năng suất, cũng như nguồn thu nhập. Nhờ vậy, ông Lâm ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, sản phẩm cũng đạt năng suất cao hơn so với trước.
"Hiện nay gia đình ông canh tác trên diện tích hơn 4.000m2, trồng các loại rau xà lách, dền đỏ, cải mèo, cà chua, các loại rau gia vị…, mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 30 - 35kg rau các loại, doanh thu gần gần 1 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí còn lãi 400.000 – 600.000 đồng/ngày". ông Lâm nói.
Còn tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La) với tiềm năng, lợi thế đất đai, đồi núi rộng, tỉnh Sơn La có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc. Phát huy thế mạnh này, những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Hội Nông dân các cấp, nhiều hộ dân trên địa bàn đã đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại. Bên cạnh đó tỉnh Sơn La đã có nhiều chính sách khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với xây dựng nông thôn mới, giúp cho nhiều nông dân có của ăn, của để.
Anh Đỗ Văn Dũng, bản Văn Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La), sau khi được đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế do Hội Nông dân huyện tổ chức, cũng như được hỗ trợ về vốn vay. Năm 2015, gia đình anh đã mạnh giang đầu tư xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo. Đến nay mỗi lứa nuôi của gia đình duy trì số đàn từ 40-45 con.
"Để năm được các kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức, cùng với đó tham khảo trên sách báo. Với kỹ thuật nuôi bò khoa học, đàn bò của gia đình tôi lớn nhanh, cho năng suất cao và bán được giá cao. Một năm, gia đình tôi bán từ 15-20 con bò giống và 10-15 bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng", anh Dũng nói.
Giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế
Trao đổi với phóng viên, ông Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Những năm qua, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân, hình thành tầng lớp nông dân chuyên nghiệp, có tri thức; phát triển nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế cao và bền vững; xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh, tạo cơ hội phát triển bình đẳng, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của địa phương.
Từ đó tiếp tục triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, chỉ đạo các cấp hội khảo sát, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để đưa ra lựa chọn phù hợp trong phát triển kinh tế, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, lấy phát triển kinh tế và thay đổi tư duy của nông dân làm động lực xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh.
Để giúp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh, Hội Nông dân các cấp đã đứng ra nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội trên 1356 tỷ đồng. Tổng số Tổ Tiết kiệm vay vốn thành lập và quản lý: 1.060 tổ; Số tổ được ủy nhiệm thu lãi: 1.060 tổ; Số thành viên tham gia Tổ tiết kiệm vay vốn trên 33.500 thành viên. Ký kết với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận ủy thác với tổng dư nợ trên 978 tỷ đồng cho 8.830 hộ vay vốn; giúp các hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hội Nông dân Sơn La đã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân với nhiều hình thức, thông qua nhiều chương trình, dự án như: Tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT gắn với mô hình dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được 12 lớp, cho 600 người; Tổ chức 17 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật triển khai 17 mô hình dự án cho 510 học viên; Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 05 hội nghị tập huấn gắn với dự án giảm nghèo bền vững và nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể cho 380 học viên tham gia. Ngoài ra, Hội Nông dân các huyện, thành phố và cơ sở phối hợp với các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức được 126 lớp tập huấn cho 5.670 hội viên tham gia...
Toàn tỉnh có trên 100.000 hộ đăng ký thi đua đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó có trên 53.400 hộ đạt danh hiệu. Đến nay, toàn tỉnh có 28.300 hộ nông dân SXKD giỏi các cấp, trong đó có 188 hộ SXKD giỏi cấp Trung ương, 1.252 hộ SXKD giỏi cấp tỉnh...Nhiều tổ chức hội đã có sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hiện xây dựng NTM.