Clip: Thu tiền tỷ nhờ trồng cây ăn quả trên đất đồi
Biến đồi hoang thành vườn cây ăn quả
Với đặc điểm khí hậu thường nắng, nóng của xã vùng đệm biên giới, ít ai nghĩ rằng vùng đất khô hạn của huyện Sông Mã (Sơn La) lại phù hợp với cây ăn quả như vậy. Nhận thức rõ hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân trên địa bàn huyện Sông Mã đã mạnh dạn chuyển đổi đất đồi, trồng lúa. Ngô kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Từ đó, dần hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả tập trung, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Về xã Chiềng Khoong những ngày này, chúng tôi cảm nhận rõ được sự chuyển mình mạnh mẽ của một vùng quê này, sự chuyển mình đó có sự góp sức rất lớn của các loại cây ăn quả như nhãn, xoài, cảm… Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tìm đến gia đình ông Lê Danh Phúc, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) một trong những hộ đi đầu của vùng đất này trong việc cải tạo diện tích vườn đồi kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả như mít, nhãn, cam.
Rót chén trà nóng mời khách, ông Phúc cho biết: “Chiềng Không vốn là xã miền núi của huyện biên giới sông mã, những năm trước, người dân nơi đây chủ yếu thu nhập vào các loại cây trồng ngắn ngày trên nương như ngô, sắn,… chính vì vậy thu nhập rất hạn hẹp và vấp bệnh vì giá trị kinh tế của các loại cây trồng này lại rất thấp. Vì vậy, dù mỗi hộ có đến vài ba ha đất đồi, nhưng cuộc sống vẫn cứ khó khăn.
Là người đam mê với nông nghiệp, không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết làm giàu trên chính mảnh đất mình gắn bó. Năm 2012, sau nhiều lần đi thăm quan các mô hình trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình… Ông Phúc quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất đồi trồng cây lương thực kém hiệu quả của gia đình sang trồng cây ăn quả. Hiện nay, gia đình tôi có 10 ha cây ăn quả các loại, trong đó gia đình tôi tập trung phát triển cam canh cây nhãn với diện tích trên 5 ha, còn lại là các loại cây ăn quả khác như: bưởi da xanh, mít Thái.
Khi được chúng tôi hỏi về hành trình đưa cây cam Canh về vùng đất biên ải này, ông Phúc bộc bạch: Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cây trồng trên đất dốc, tôi đã mạnh dạn đưa giống cam từ Hưng Yên về trồng. Sau 3 năm chăm bón, những cây cam Canh của gia đình tôi đã phát triển tốt, rồi đơm hoa, kết trái đều đặn. Trong quá trình trồng, tôi thấy cây cam rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây, chỉ cần chăm sóc thật tốt, chú ý không để cây bị nhiễm các loại sâu đục thân, cuốn lá, đục quả.
Thu nhập cao từ việc trồng cây ăn quả
Để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, gia đình ông tiến hành thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong ghép mắt, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ cách bón phân, sử dụng thuốc BVTV hợp lý để không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, bảo vệ được môi trường, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chất cấm; luôn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng quả nhãn, đảm bảo vệ sinh an toàn
Theo ông Phúc dưới các gốc cây ăn quả của đều được bón các loại thức ăn hữu cơ như: mùn ngô, vỏ đỗ tương, vỏ nhãn, phân chuồng... trên cây treo các loại chai nhựa nhỏ, bên trong có chứa chất tạo mùi để thu hút các loại côn trùng gây hại, nền vườn cây ăn quả của gia đình ông luôn đảm bảo mẫu mã đẹp, chất lượng quả thơm ngon và cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, gia đình ông Phúc lắp đặt hệ thống tưới tự động tự động, với phương pháp này sẽ tiết kiệm nước, chống đất bị xói mòn điều đặc biệt là tiết kiệm được thời gian để thực hiện các công việc khác. Việc lắp đặt hệ thống tưới tự động giúp người nông dân, không mất thời gian kéo đường ống tưới, bây giờ chỉ cần cái điều khiển cầm trên tai thôi là có thể tưới được cả vườn. Trong thời gian tưới mình vẫn làm được việc khác. Trước kia cứ áp dụng theo phổ thông cứ tưới kéo dây, mình lúc nào cũng cầm vòi tưới thì không làm được việc khác.
Không chỉ chú ý đến khâu chăm sóc để vườn cam Canh ngon, đẹp, đem đến cho khách hàng những quả cam ngọt, ưng ý nhất, ông Phúc còn được biết đến là một người rất nhạy bén trong phát triển kinh tế. Nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu của người tiêu dùng về cam, bưởi ở nơi biên cương này. Vì vậy, hàng năm ông đã đến các nhà vườn ở xã trên địa bàn huyện Sông Mã đặt hàng trước, để cung cấp cho khách hàng ở các huyện thuộc tỉnh Sơn La kiếm thêm thu nhập.
Với diện tích 10 ha đất đồi, trồng đủ các loại cây ăn quả, chăm sóc đúng quy trình, thực hiện khắt khe các bước chăm bón, nhờ vậy toàn bộ sản phẩm trái cây của gia đình ông phúc có hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trừ tất cả chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình ông thu lời gần 2 tỷ đồng.