dd/mm/yyyy

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nông dân Yên Châu (Sơn La) đã giảm được chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống.


Clip: Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật giúp nông dân có thu nhập cao

Là một trong những nông dân đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, anh Lễ Tiến Dũng bản Hang Mon, xã Phiêng Khoài, tỉnh Sơn La đa canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm mận hậu Rubi chất lượng cao.

Anh  Dũng chia sẻ: Để tạo sản phẩm có năng suất, sản lượng cao, ông đã sử dụng nhiều hóa chất và phân bón hóa học cho cây trồng, nên ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe, làm đất bạc màu dần mà chi phí sản xuất cao, nông sản không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Sau khi được tham gia lớp chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật do hội nông dân tổ chức, ông đã biết cách tận dụng các nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp, chăn nuôi như phân chuồng, rác thải vỏ cà phê và cá tạp ủ hoai để bón cây; sử dụng men vi sinh và chế phẩm sinh học để phòng bệnh thay vì phải phun các thuốc hóa học độc hại. "Với hướng chăm sóc theo tự nhiên, vườn mận của gia đình anh đã cho thu hoạch với năng suất cao.

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật - Ảnh 2.

Phiêng Khoài một trong những vùng trồng mận hậu lớn của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.Ảnh: Văn Ngọc

Hiện gia đình tôi trồng 3 ha mận hậu, quá trình sản xuất tôi đã chuyển sang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dạng sinh học và phân bón hữu cơ. Cùng với đó, nhờ áp dụng kỹ thuật trồng rải vụ cho quả chín sớm nên năng suất, thu nhập đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Đối với mận chín sớm, trung bình khoảng 1 tuần gia đình ông lại thu hái mận 1 lượt, sản lượng đạt khoảng 50kg. Với giá bán hiện nay gần 100.000 đồng/kg, cao hơn 10 lần so với quả mận chính vụ.

Không chỉ gia đình anh Toàn, nhiều hộ gia đình trồng mận tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu cũng đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP.    Ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Toàn Phát, xã Phiêng Khoài cho biết, với 17 thành viên tham gia hợp tác xã đang có 35 ha mận đạt chứng nhận VietGAP và đang từng bước áp triển khai quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ. Sản lượng trung bình mỗi năm đạt từ 20-30 tấn/ha.

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật - Ảnh 3.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác, diện tịch mận tại xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho năng xuất, chất lượng cao. Ảnh: Văn Ngọc

Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật rải vụ, nên thời gian thu hoạch của cây mận đã sớm hơn khoảng gần 2 tháng và kéo dài thêm 1 tháng so với cây mận chính vụ. Vì vậy, giá cả, đầu ra của quả mận luôn ổn định và mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các thành viên.

Tại xã Phiêng Khoài hiện có hơn 400 hộ trồng mận và chăm sóc gần 200 ha cho quả chín sớm. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao vượt trội, nhiều hộ dân đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật hạ cành, tỉa tán, kích cho mận ra hoa sớm, ra hoa muộn để rải vụ mận. Cùng với đó, ở một số nơi người dân còn đầu tư hệ thống tới ẩm tự động, xây dựng nhà lới chống mưa đá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho quả mận.

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật - Ảnh 4.

Để hỗ trợ người dân, huyện Yên Châu đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tập huấn cho người dân kỹ thuật trồng chăm sóc cây mận hậu, cách thức để mận chín sớm cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu cho biết: Để giúp các hội viên nông dân áp dụng tiến bộ khoa học trong canh tác nông nghiệp, Hội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xây dựng các mô hình, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cho HTX, trang trại, nhóm hộ nông dân; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn; liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo nghề, nhất là nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo học viên ra trường có việc làm. Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX, phòng Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng tuyên truyền mở rộng các hình thức kinh tế.

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật - Ảnh 5.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều hội viên nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Hội Nông dân huyện Yên Châu đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên nông dân; tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, cán bộ, hội viên nông dân tham gia ủng hộ xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nhận ủy thác từ Ngân hàng CSXH cho Trên 3.100 hộ hội viên vay và ủy thác gần 90 tỷ đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho 1.567 hộ vay phát triển kinh tế.

Cùng với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên, nông dân. Các hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nông dân hưởng lợi cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật - Ảnh 6.

Để nâng cao giá trị cây ăn quả, những năm gần đây ngành nông nghiệp của huyện Yên Châu đã tập trung hướng dẫn các nông hộ, hợp tác xã đẩy mạnh áp dụng biện pháp hạ cành, tỉa tán, áp dụng canh tác theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: Văn Ngọc

Toàn huyện hiện có trên 3.200 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (10 hộ cấp trung ương, 46 hộ cấp tỉnh, 593 hộ cấp huyện, hơn 2.000 hộ cấp xã). Qua đó, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong các khu dân cư, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh