Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Mường La 16/06/2024 12:25 GMT+7 Huyện Mường La (Sơn La) trưng bày triển lãm không gian văn hóa, tái hiện không gian "Ít Ong xưa và nay" với nhiều hoạt động. Mường La (Sơn La): Gặp mặt kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Huyện Mường La (Sơn La): Khai mạc - Khai trương các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Địa hình phức tạp, huyện miền núi Mường La chủ động ứng phó mưa lũ 2024 thế nào? Mường La (Sơn La): Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Clip: Mường La bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu sốKhông gian trưng bày triển lãm có 2 khu vực: Khu trưng bày "Sắc màu Mường La - Đất và người Mường La" gồm có 5 gian trưng bày 70 bức tranh, ảnh và 500 cuốn sách Đất và người Mường La của các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh; sản phẩm văn hóa của. Ảnh: Văn NgọcĐiểm nhấn trong không gian là tạo hình mô phỏng cọn nước, cối giã gạo, thể hiện nét phong tục tập quán giản dị từ bao đời của nền văn minh lúa nước vùng Tây bắc. Du khách đến tham quan còn được hòa mình trải nghiệm các trò chơi dân gian, múa xòe, uống rượu cần cùng với 100 nghệ nhân, diễn viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị trấn Ít Ong. Ảnh: Văn NgọcKhông gian "Ít Ong xưa và nay" có 7 gian trưng bày các hình ảnh, video về thị trấn Ít Ong qua hàng trăm hiện vật, các đồ dùng nghề truyền thống, sản phẩm văn hóa, sinh vật cảnh đa dạng, gần gũi trong đời sống cộng đồng. Ảnh: Văn NgọcCác hiện vật dụng gắn bó với đời sống của dân tộc. Ảnh: Văn NgọcMường La có 5 dân tộc cùng chung sống, gồm: Thái, Mông, Kinh, La Ha, Kháng. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc sắc riêng biệt. Những năm qua, cùng với quan tâm phát triển kinh tế, huyện luôn chú trọng bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Văn NgọcHiện nay, huyện Mường La đang nỗ lực gắn phát triển kinh tế với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Điển hình là mô hình liên kết phụ nữ thêu may trang phục dân tộc Mông tại xã Chiềng Muôn; tổ liên kết sản xuất mây tre đan xã Ngọc Chiến; Câu lạc bộ Di sản văn hóa dân gian dân tộc Thái, xã Mường Chùm. Ảnh: Văn NgọcKhu trưng bày các hiện vật gắn bó với đời sống của nhân dân. Ảnh: Văn NgọcTrước sự khắc nghiệt của thời gian, nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Thái đang đứng trước nguy cơ giao thoa, thay đổi, thậm chí biến mất trong đời sống của họ. Chính vì vậy việc quan tâm, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Ảnh: Văn NgọcNinh đồng để xôi cơm của người Thái đen. Ảnh: Văn NgọcKhông gian văn hóa là nơi gặp gỡ, giao lưu, trải nghiệm của du khách và nhân dân trên địa bàn huyện, giới thiệu về những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của huyện Mường La, tuyên truyền về công tác quảng bá, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Đồng thời, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân nhân dịp gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/6/1949 - 15/6/2024), 45 năm chuyển trung tâm huyện về thị trấn Ít Ong (1979 - 2024). Ảnh: Văn NgọcTham khảo thêmMưa to, gió lốc gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu trên địa bàn huyện Mường La Lung linh "Sắc màu Mường La" tại Ngày hội hoa sơn tra năm 2024Mường La phát huy thế mạnh phát triển nông nghiệp, nông thônMường La (Sơn La): Ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số Văn Ngọc - Nguyễn Vinh