Trồng nấm bào ngư, hội viên nông dân lãi hàng trăm triệu đồng
03/11/2022 22:05 GMT +7
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi, anh Đinh Công Tuyên, xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc - Hòa Bình) đã xây dựng thành công mô hình trồng nấm bào ngư...
Làm giàu từ nấm bào ngư
Những ngày cuối tháng 10 năm 2022, chúng tôi cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Đà Bắc đến thăm mô hình trồng nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò của anh Đinh Công Tuyên, hội viên Chi Hội Nông dân xóm Tình, xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Mô hình trồng nấm bào ngư cho hiệu quả kinh tế cao của anh Đinh Công Tuyên, hội viên Chi Hội Nông dân xóm Tình, xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Tuệ Linh.
Chia sẻ về lý do chọn nấm bào ngư để phát triển kinh tế gia đình, anh Tuyên chia sẻ: Sau khi tìm hiểu, trồng nấm bào ngư chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu sẵn có tại địa phương và cho thu hoạch sớm, hiệu quả kinh tế cao nên đã quyết định trồng nấm bào ngư.
Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm nên nấm bào ngư trồng bị bệnh, hỏng nhiều. Không nản chí, anh Tuyên tìm đến các mô hình trồng nấm có tiếng để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, học hỏi thêm kỹ thuật trên sách và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, anh Tuyên đã trồng thành công nấm bào ngư ngay tại nhà mình. Đến nay, anh Tuyên có hơn 1.500 bịch nấm bào ngư trồng bằng phôi từ nguyên liệu rơm.

Nhờ nắm vững kỹ thuật trồng nên nấm bào ngư của anh Tuyên cho mẫu mã đẹp. Ảnh: Tuệ Linh.
Bí quyết chăm sóc nấm bào ngư
Theo anh Tuyên, nấm bào ngư là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh… Do đó, người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với loại nấm này luôn đòi hỏi phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc rất kỹ.
Anh Tuyên chọn rơm rạ là nguyên liệu và đêm khử trùng trong lò hấp. Sau đó, mới cấy giống nấm bào ngư được nhập từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam về ươm khoảng 20 ngày. Khu cấy mô phải đảm bảo đạt chuẩn với yêu cầu kín gió.

Anh Tuyên lưu ý, trồng nấm bào ngư chỉ được dùng nước sạch từ mó để tưới. Ảnh: Mùa Xuân.
Khi bịch nấm trắng đều, tiến hành treo các bịch lên dây, mỗi dây treo 5 bịch theo từng hàng xếp lên nhau, dùng dao nhọn sắc rạch xung quanh bịch nấm (các vết rạch so le và đều nhau), kích thước vết rạch rộng 2 cm.
Phải thường xuyên kiểm tra nếu bịch phôi nấm khô quá phải tưới nước. Nhiệt độ trong nhà luôn duy trì từ 13-37 độ C. Chỉ sử dụng nước sạch từ mó để tưới cho nấm, không sử dụng nước từ nhà máy đã khử bằng hóa chất clo.

Nhờ trồng nấm bào ngư, anh Tuyên có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Ảnh: Mùa Xuân.
Khi vào vụ, mỗi bịch phôi nấm nặng 3 kg và thu hoạch được nhiều lần trong vòng 4 tháng. Thời vụ từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau.
Mỗi tháng anh Tuyên thu được hơn 3 tạ nấm bào ngư. Với giá bán 50.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng. Một năm, anh Tuyên thu nhập hơn 100 triệu đồng. Nấm bào ngư của anh Tuyên được tiêu thụ chủ yếu ở thị trấn Đà Bắc và các nhà hàng trên địa bàn huyện.

Khu vực phôi nấm ươm của anh Tuyên. Ảnh: Mùa Xuân.
Trong thời gian tới, anh Tuyên mong muốn các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ vốn để mở rộng quy mô sản xuất trồng nấm. Đồng thời, vận động hội viên nông dân cùng anh thành lập HTX trồng nấm bào ngư trên địa bàn, hướng đến việc cung cấp sản phẩm vào siêu thị, tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoà Bình: Chi hội trưởng Nông dân làm kinh tế giỏi
28/10/2022 18:37Những nông dân làm giàu trên quê mới ở vùng cao Hòa Bình
27/10/2022 17:23Nâng chất và lan tỏa sản phẩm OCOP Hòa Bình
27/10/2022 09:19Chuyện kể về cây luồng ở vùng cao Hòa Bình
26/10/2022 18:12Nông dân Hoà Bình tiết lộ bí quyết biến trâu gầy thành trâu béo
24/10/2022 09:55
Thủ tướng yêu cầu thanh toán đủ lương, thưởng Tết cho người lao động
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.