Clip: Tìm hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc trên đất Phổng Lập
Đồng bào dân tộc vùng cao tìm hướng thoát nghèo
Sau nhiều lần lỡ hẹn, vào những ngày đầu tháng 6, khi tiết trời đã có những cơn mưa nặng hạt, báo hiệu một mùa canh tác mới đến với người dân vùng cao, chúng tôi mới có dịp trở lại xã Phổng Lập, một trong những xã vùng III còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Đồng chí Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, người mới nhận công tác tại xã Phổng Lập, với nhiều trăn trở mong muốn người dân bớt khó khăn, có cuộc sống ổn định và sung túc hơn. Đồng chí chia sẻ: Xã Phổng Lập cách trung tâm huyện Thuận Châu 19km, địa bàn chủ yếu là đồi núi, dân cơ sống tản mát, không tập chung, đường giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào những ngày mùa mưa.
Xã Phổng Lập có 13 bạn, với 3 dân tộc chủ yếu là người Thái, Kháng và Khơ Mú,… Toàn xã có hơn 1.200 hộ với trên 600 nhân khẩu, trong đó có đến 423 hộ nghèo, chiếm 34,42%, cận nghèo 195 hộ, chiếm 15,87%. Đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn.
Với những khó khăn bộn bề như vậy, Đảng ủy xã Phổng Lập xác định, phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của địa phương là con đường nâng cao thu nhập cho người dân, giúp nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Xác định được hướng đi, vẫn đề đặt ra đối với Phổng Lập hiện nay là phải triển khai các nhiệm vụ đó như nào đè hoạt thành được mục tiêu đạt ra.
"Để có được những kết quả rõ nét trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Song song với những chủ chương, chính sách của cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa phương, rất cần sự đồng hành cùng nông dân, các tổ chức chính trị, đoàn thể, đảng viên là nông dân". Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập nhấn mạnh.
Năm 2024, Đảng ủy xã Phỏng Lập đã lựa chọn xây dựng mô hình "Quả mắc khén đạt chuẩn OCOP", đây là một trong những khâu đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mắc Khén là một quả gia vị, đặc trưng riêng của xã Phổng Lập. Mắc khén mọc trên đất Phổng Lập có mùi thơm nồng, đặc trưng, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Lựa chọn được cây trồng phù hợp để xây dựng thương hiệu, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân. Chủ chương này đã được triển khai đến các bản, chi bộ bản để người dân được tiếp cận và triển khai có hiệu quả. Một trong những bản có diện tích cây mắc khén lớn của xã, từ việc thu hoạch hạt mắc khén, đã giúp hội viên nông dân trong bản có nguồn thu nhập đáng kể.
Đồng chí Lò Văn Lả, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ: bản Ban Lềm có 87 hộ, người dân trong bản chủ yếu là canh tác nông nghiệp như ngô, lúa,…. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên mấy năm trở lại đây, từ việc thu hái hạt mắc khén đã giúp cho người dân có một nguồn thu đáng kể, giúp nông dân có cuộc sống ổn định hơn.
Cũng theo Bí thư chi bộ, Trưởng bản Ban Lềm, thực hiện chủ chương của Đảng ủy xã Phổng Lập, để nâng cao giá trị của hạt mắc khén, cũng như xây dựng thương hiệu hạt mắc khén trở thành sản phẩm OCOP, chi bộ bản đã vận động bà con nhân dân tập chung chăm sóc, khai thác, cũng như bảo tồn khi khai thác cây mắc khén ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng đẩy mạnh trồng mới thêm diện tích cây trồng này.
Anh Quàng Văn Liêm, Ban Lềm, xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ: Hiện tại gia đình anh có hơn 40 cây mắc khén đã cho thu hoạch, với giá bán tươi hiện nay là 40 nghìn đồng/kg, gia đình anh có một nguồn thu đáng kể. Anh mong muốn, thời gian tới cùng với bà con nông dân trong bạn xây dựng được thương hiệu mắc khén Phổng Lập, từ đó nâng cao được giá trị của hạt mắc khén.
Phấn đấu giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cũng theo, đồng chí Quàng Văn Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để xây dựng sản phẩm OCOP từ hạt mắc khén, sau khi có văn bản chỉ đạo của huyện, xã Phổng Lập đã tiến hành khảo sát đề xuất với Đảng ủy ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiên trì, quyết tâm thực hiện đưa quả mắc khén thành sản phẩm OCOP.
"Bước đầu nhận thức của nhân dân trong việc sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường đã thay đổi, sản phẩm bước đầu đã được người tiêu dùng biết đến, nhất là đồng báo Thái các tỉnh trong cả nước", Bí thư Đảng ủy xã Phổng Lập nói.
Thời gian tới, xã Phổng Lập tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc những nội dung cơ bản của Nghị quyết, đồng thời, rà soát chương trình hành động, kế hoạch thực hiện, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
Đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo bà con nhân dân sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo vùng cung cấp nguyên liệu ổn định; tập trung cải thiện đời sống mọi mặt của nông dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; nâng cao thu nhập, đời sống tinh thần cho người dân; tăng cường hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
Quan tâm công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu các doanh nghiệp có khả năng tìm đầu ra cho nông dân để liên kết, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ta, giúp nông dân chủ động khâu tiêu thụ trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ với các đơn vị tại cơ sở xã. Phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống mức thấp nhất.