Thị trường lớn truyền thống vẫn ổn định, tạo động lực tích cực cho giá tiêu
03/05/2025 14:39 GMT +7
Giá tiêu hôm nay (3/5) vẫn ổn định ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg do đang trong kỳ nghỉ lễ.
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (3/5)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Nguồn cung tiêu trong nước vẫn thắt chặt do diện tích trồng tiêu tiếp tục bị thu hẹp.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 156.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 156.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 154.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 154.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 155.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 154.000 đồng/kg.


Giá tiêu trực tuyến hôm nay (3/5)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia tăng lên với tiêu trắng, tăng lên với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, tiêu Malaysia không đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi, với tiêu trắng ở mức 9.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.340 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 9.300 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.941 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.700 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.700 USD/tấn.


Sau thời gian trầm lắng, thị trường hồ tiêu trong nước và quốc tế đang chứng kiến những tín hiệu khởi sắc. Giá tiêu nội địa duy trì ổn định ở mức cao, trong khi giá thế giới có xu hướng tăng, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của ngành tiêu sau giai đoạn khó khăn kéo dài.
Dự báo cho thấy sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm nay sẽ giảm khoảng 2% so với năm ngoái. Đáng chú ý, sản lượng tại Ấn Độ - một trong những quốc gia sản xuất lớn - có thể sụt giảm tới 20-25% do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi. Trong bối cảnh đó, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường lớn truyền thống của Việt Nam, vẫn giữ mức ổn định, tạo động lực tích cực cho giá.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tình trạng nắng hạn kéo dài trong các tháng đầu năm 2025 đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất hạt tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Mặc dù giá hạt tiêu tăng so với năm ngoái nhưng việc tái canh hạt tiêu không diễn ra mạnh tại các tỉnh do không còn đất mới hoặc người nông dân trồng những cây đang có giá trị kinh tế cao hơn hạt tiêu nên dự kiến diện tích sản xuất sẽ khó tăng trong năm 2025.
Nhận định về thị trường, các chuyên gia cho biết sẽ không có nhiều biến động, bởi thời gian trùng với 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 – 1/5. Thị trường kỳ vọng khởi sắc ngay sau kỳ nghỉ lễ, khi các doanh nghiệp tiếp tục gom hàng để tận dụng thời gian hoãn áp dụng mức thuế 46% của Mỹ.
Giá tiêu vững, thị trường hồ tiêu sẽ tiếp tục được thúc đẩy tăng trưởng mạnh
Giá tiêu tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thu mua tiêu với giá cao nhất là 156.000 đồng/kg.
Giá tiêu nội địa cao nhờ nông dân bán cầm chừng, nguy cơ giảm năng suất tiêu vẫn hiện hữu
Quý I, mặc dù sản lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong cùng kỳ 9 năm qua, nhưng kim ngạch lại cao nhất trong giai đoạn này. Theo số liệu của Cục Hải quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong quý I đạt 47.269 tấn, trị giá 324,6 triệu USD, giảm 16,7% về lượng nhưng tăng 37,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024 nhờ giá duy trì ở mức cao.
Giá tiêu vững, nhu cầu hạt tiêu của thị trường Mỹ khá tốt đối với các đơn hàng dài hạn
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục được giao dịch ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Nhu cầu đang cải thiện tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và châu Á, trong khi Trung Quốc vẫn mua vào khá chậm.