Giá tiêu vững, thị trường hồ tiêu sẽ tiếp tục được thúc đẩy tăng trưởng mạnh
02/05/2025 16:11 GMT +7
Giá tiêu tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thu mua tiêu với giá cao nhất là 156.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (2/5)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Nguồn cung tiêu trong nước vẫn thắt chặt do diện tích trồng tiêu tiếp tục bị thu hẹp.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 156.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 156.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 154.000 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 154.000 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 155.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 154.000 đồng/kg.


Giá tiêu trực tuyến hôm nay (2/5)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia không đổi với tiêu trắng, không đổi với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, tiêu Malaysia không đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi, với tiêu trắng ở mức 9.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.211 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 9.300 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.767 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.700 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.800 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.700 USD/tấn.


Thị trường hồ tiêu được dự báo sẽ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 3,38% trong giai đoạn từ năm 2024-2032. Trong báo cáo mới đây của Simexco ĐakLak, thị trường hồ tiêu toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 7,51 tỷ USD vào năm 2024 lên 9,8 tỷ USD vào năm 2032.
Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng cao đối với gia vị tự nhiên, các lợi ích sức khỏe như đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, cũng như xu hướng ưa chuộng hồ tiêu hữu cơ và có nguồn gốc bền vững.
Những tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp hạt tiêu Việt Nam đã ký nhiều đơn hàng giao xa với nhiều nhà nhập khẩu của Mỹ; trong đó có những đơn hàng có thời gian giao hàng tới tháng 8, tháng 9 năm nay.
Ngày 9/4/2025, Tổng thống Mỹ thông báo hoãn áp thuế đối ứng cho một loạt đối tác thương mại trong vòng 90 ngày. Theo đó, mức thuế hiện tại đối với hạt tiêu là 10%. Các đơn vị nhập khẩu tăng cường mua vào, bởi không ai biết chính xác mức thuế sau 90 ngày tạm hoãn này sẽ ra sao.
Mỹ có nhu cầu cao với hạt tiêu để phục vụ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Hạt tiêu là gia vị thiết yếu trong ngành sản xuất thực phẩm, nhà hàng, chuỗi thức ăn nhanh, chế biến thịt, đồ hộp...
Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại nhiều nước trên thế giới đang tăng nên giá hạt tiêu giảm sẽ khó xảy ra trong ngắn hạn, trong khi đó, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới, có lợi thế về chất lượng, hệ thống chế biến và vùng nguyên liệu bền vững.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam đã nhập khẩu 4.940 tấn hạt tiêu các loại trong tháng 3/2025, với tổng kim ngạch đạt 28,9 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 104,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu 9.686 tấn hạt tiêu các loại; trong đó tiêu đen đạt 6.541 tấn, tiêu trắng đạt 3.145 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 55,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu tăng 21,3%, kim ngạch tăng 88,8%.
Brazil là quốc gia cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Việt Nam đạt 4.363 tấn, tương đương với cùng kỳ năm trước; Indonesia đứng ở vị trí thứ hai với 3.707 tấn, tăng 385,2% và kế đến là Campuchia với 735 tấn, giảm 64,7%.
Tags:
Giá tiêu nội địa cao nhờ nông dân bán cầm chừng, nguy cơ giảm năng suất tiêu vẫn hiện hữu
Quý I, mặc dù sản lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong cùng kỳ 9 năm qua, nhưng kim ngạch lại cao nhất trong giai đoạn này. Theo số liệu của Cục Hải quan, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong quý I đạt 47.269 tấn, trị giá 324,6 triệu USD, giảm 16,7% về lượng nhưng tăng 37,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024 nhờ giá duy trì ở mức cao.
Giá tiêu vững, nhu cầu hạt tiêu của thị trường Mỹ khá tốt đối với các đơn hàng dài hạn
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục được giao dịch ở mức 154.000 – 156.000 đồng/kg. Nhu cầu đang cải thiện tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và châu Á, trong khi Trung Quốc vẫn mua vào khá chậm.
Giá tiêu xuất khẩu vẫn cao hơn 60% cùng kỳ năm trước, Đắk Lắk và Đắk Nông mua tiêu giá cao nhất
Giá tiêu hôm nay không ghi nhận biến động mới, thương lái tại Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua ở mức cao nhất là 156.000 đồng/kg. Trong nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu đạt trung bình 6.947 USD/tấn, giảm nhẹ 1,3% so với nửa cuối tháng 3 nhưng vẫn cao hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.