Giá tiêu xuất khẩu vẫn cao hơn 60% cùng kỳ năm trước, Đắk Lắk và Đắk Nông mua tiêu giá cao nhất
28/04/2025 14:20 GMT +7
Giá tiêu hôm nay không ghi nhận biến động mới, thương lái tại Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua ở mức cao nhất là 156.000 đồng/kg. Trong nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu đạt trung bình 6.947 USD/tấn, giảm nhẹ 1,3% so với nửa cuối tháng 3 nhưng vẫn cao hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
Giá tiêu hôm nay ở trong nước (28/4)
Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở mức 154.500 – 156.000 đồng/kg. Nguồn cung tiêu trong nước vẫn thắt chặt do diện tích trồng tiêu tiếp tục bị thu hẹp.
Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 156.000 đồng/kg.
Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 156.000 đồng/kg.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 154.500 đồng/kg. Đồng Nai có giá tiêu là 154.500 đồng/kg.
Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 155.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu hôm nay ổn định, tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 154.500 đồng/kg.


Giá tiêu trực tuyến hôm nay (28/4)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu Indonesia không đổi với tiêu trắng, không đổi với tiêu đen so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil không đổi, tiêu Malaysia không đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định, với tiêu trắng ở mức 9.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.126 USD/tấn.
Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 9.300 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.643 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam đứng ở mức thấp nhất là 6.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và mức 6.900 USD/tấn với loại 550 g/l. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.800 USD/tấn.


Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 4/2025, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 11.291 tấn, thu về 78,4 triệu USD. So với nửa cuối tháng 3/2025, con số này giảm nhẹ 1,6% về lượng và 2,9% về trị giá. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm tới 16,2% nhưng trị giá lại tăng mạnh 34,2%.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/4, Việt Nam đã xuất khẩu 58.561 tấn hồ tiêu, thu về khoảng 403 triệu USD. Dù lượng xuất khẩu giảm mạnh 16,6% so với cùng kỳ năm 2024, giá trị lại tăng tới 37%, nhờ giá xuất khẩu bình quân đạt 6.882 USD/tấn - mức tăng ấn tượng 64,3% so với cùng kỳ. Riêng trong nửa đầu tháng 4, giá xuất khẩu đạt trung bình 6.947 USD/tấn, giảm nhẹ 1,3% so với nửa cuối tháng 3 nhưng vẫn cao hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch tiêu ở Việt Nam đang ở giai đoạn cuối trên toàn quốc. Tại Đắk Nông - khu vực sản xuất tiêu chính của Việt Nam, hoạt động thu hái đã hoàn tất 100%. Còn tại Đắk Lắk - nơi chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu cả nước - đã đạt tiến độ thu hoạch từ 80 - 90%. Mặc dù vụ thu hoạch đã hoàn tất ở nhiều địa phương, nhưng nguồn cung trên thị trường nội địa Việt Nam vẫn bị hạn chế.
Nhiều nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng về khả năng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, khi có thông tin về thuế quan từ Mỹ nên đã quyết định bán hàng với mức giá thấp hơn để giảm thiểu rủi ro.
Giá tiêu có một tuần diễn biến lạ, sản lượng hồ tiêu toàn cầu xu hướng giảm
Giá tiêu cuối tuần đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 154.500 – 156.000 đồng/kg. Tuy nhiên, không biến động nhiều so với tuần trước.
Giá tiêu tiếp tục vững, thuế Mỹ có thể thay đổi, các đơn hàng giao xa bị hạn chế
Dự kiến xuất khẩu tiêu trong quý II và thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn do giá cao nên các nhà xuất khẩu và nhập khẩu bị áp lực về tài chính, đồng thời chính sách thuế của Mỹ có thể sẽ bị thay đổi nên các đơn hàng ký giao xa sẽ bị hạn chế trong thời điểm hiện tại.
Toàn cầu giảm sản lượng, dự kiến giá tiêu nội địa sẽ lên 'đỉnh'?
Giá hạt tiêu trong nước hôm nay vững ở mức 155.500 – 157.000 đồng/kg. Cục Xuất nhập khẩu thông báo rằng, thị trường hạt tiêu toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn do sản lượng giảm ở các quốc gia sản xuất lớn như Indonesia và Ấn Độ, do biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cùng với chi phí đầu vào gia tăng.