Sơn La tạo ra nông sản đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

Văn Ngọc

18/04/2025 06:59 GMT +7

Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La tập trung quản lý, cấp mã số vùng trồng, tạo ra nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Nâng cao giá trị nông sản

Những năm qua, tỉnh Sơn La tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản nhằm nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo thuận lợi cho xuất khẩu và khẳng định thương hiệu nông sản Sơn La trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc này sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết nguồn gốc, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho tỉnh.

Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La giao nhiệm vụ quản lý cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Ông Hồ Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin: Đơn vị tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất, tạo sản phẩm nông sản an toàn và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả các loại và gần 150.000 ha các loại nông sản ngô, lúa, cà phê, sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Thực hiện các tiêu chuẩn xuất khẩu, tỉnh chú trọng xây dựng mã số vùng trồng cho các loại nông sản và mã số cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra “tấm vé thông hành” quan trọng cho nông sản địa phương chinh phục thị trường toàn cầu.

Vùng trồng xoài huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Cũng theo ông Hồ Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết: Chi Cục rà soát, hỗ trợ các hợp tác xã và doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý để được công nhận vùng trồng xuất khẩu.

Từ năm 2024 đến nay, toàn tỉnh cấp mới 10 mã số vùng trồng, áp dụng cho các loại nông sản như: măng bát độ, rau xanh phục vụ xuất khẩu, dâu tây, cà phê và lúa, tổng diện tích trên 177 ha. Đề xuất cấp mã số xuất khẩu cho 2 vùng trồng xoài 25 ha, đi thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời, ủy quyền sử dụng mã số xuất khẩu cho 5 vùng trồng các loại nông sản như xoài, chuối và mận hậu.

Vùng trồng nhãn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.  Ảnh: Văn Ngọc

Bên cạnh đó, Chi cục tăng cường giám sát tại 211 vùng trồng và 11 cơ sở đóng gói nông sản; đã thu hồi 9 mã số vùng trồng do các vùng này chuyển đổi cây trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Hiện nay, toàn tỉnh đang duy trì 213 mã số vùng trồng xuất khẩu cho các loại cây ăn quả, dâu tây, măng bát độ, cà phê... xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Châu Âu và Châu Á; 8 mã số cơ sở đóng gói nông sản, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Xuất khẩu nông sản Sơn La: Thành công nhờ cả hệ thống chính trị vào cuộc

Xuất khẩu nông sản Sơn La: Thành công nhờ cả hệ thống chính trị vào cuộc

Có được nguồn nông sản chất lượng đã khó, để tiêu thụ tại các siêu thị lớn và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản… còn khó gấp bội.

Làm nông nghiệp theo cách chưa từng có, nông sản Sơn La dễ dàng đi khắp thế giới

Làm nông nghiệp theo cách chưa từng có, nông sản Sơn La dễ dàng đi khắp thế giới

Vài năm trở lại đây, nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La đều được các thị trường khó tính như Nhật Bản, UAE, Mỹ... đón nhận.

Xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La bằng sản phẩm cà phê

Xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La bằng sản phẩm cà phê

Hưởng ứng Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm đặc trưng, góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương. Trong đó cà phê là một trong những nông sản của Sơn La đã khẳng định được thương hiệu.

Nông sản Sơn La đã có mặt trên thị trường quốc tế

Nông sản Sơn La đã có mặt trên thị trường quốc tế

Có lợi thế về đất đai, khí hậu, thời tiết thuận lợi, những năm qua tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp sản xuất nông sản sạch, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu...