dd/mm/yyyy

Sơn La: Phục sức hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch

Nông dân Sơn La đang khẩn trương cắt tỉa, chăm bón diện tích cà phê sau thu hoạch để đón đợi một mùa bội thu.


Clip: Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch

Nông dân khẩn trương chăm sóc cà phê

Những ngày này, chúng tôi có dịp trở lại thành phố Sơn La, đây cũng là một trong những địa phương có diện tích cà phê lớn của tỉnh Sơn La. Cây cà phê được trồng ở khắp nơi, dưới thung lũng, trên sườn đồi, trồng xen kẽ với đồi núi đã, vườn cây ăn quả, một màu xanh trải dài mênh mông. Thời điểm này, mùa thu hái cà phê kết thúc, người dân nơi đây tất bật chăm sóc cho một mùa cà phê mới.

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 2.

Cây cà phê phủ kín các sườn đồi của Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Thoan thoát với chiếc kéo tỉa cảnh, nụ cười phấn khởi vi năm vừa rồi chúng được vụ, cà phê vừa được giá, vừa năng xuất, chị Tòng Thị Hoà, bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La chia sẻ: Gia đình chị có hơn 1,5 ha cà phê, được trồng xen với vườn mận. Năm vừa rồi nhờ chăm sóc tốt, cùng với thời tiết  thuận, vườn cà phê của gia đình chị đạt năng xuất cao. Năm vừa rồi gia đình bà thu về hơn gần 200 triệu đồng. Ngay sau khi tiến hành thu hái xong, gia đình chị bắt tay ngày vào việc chăm sóc, hội sình diện tích cà phê.

"Cà phê sau khi thu hái song, cần được cắt tỉa, tạo tán ngay, để cây sinh trưởng phát triển tốt. Mình chủ động được việc cắt tỉa sớm, đến mùa mưa cây sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe, cho ra nhiều hoa, đậu nhiều quả, năng xuất cao. Điều quan trọng là mình tiến hành cắt tỉa được sớm sẽ giúp phòng trừ các loại sâu bệnh hại, không để sâu, bệnh hại làm ảnh hưởng tới năng xuất sau nay", Chị Hòa nói

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 3.

Chị Tòng Thị Hoà, bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) đang tiến hành cắt tỉa nương cà phê của gia đình sau thu hoạch. Ảnh: Văn Ngọc

Cách nương cà phê của gia đình chị Hòa, bên kia sườn dốc, gia đình ông Hoàng Văn Thắng, bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) cũng đang tiến hành chăm sóc diện tích cà phê của gia đình. Theo ông Thắng, ngoài việc cắt tỉa, tạo sự thông thoáng cho vườn cà phê phát triển, thì yếu tố quan trọng nhất, để vườn cà phê đạt năng suất đó là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Thị trường cà phê ngày càng khắt khe, yêu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi càng cao. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, gia đình ông đã canh tác cà phê theo hướng sạch, an toan. Các khâu chăm bón cũng được thực hiện khắt khe hơn, từ việc lựa chọn giống, phân bón, thu hái.

"Gia đình tôi có hơn 3 ha cà phê, năm nào chăm sóc tốt cũng thu về hơn 300 triệu đồng. Sản xuất cà phê sạch sẽ cho năng xuất hơn và bán được giá cao hơn. Tuy nhiên khâu chăm sóc thì sẽ vất vả và tốn kém hơn. Gia đình phải thường xuyên thăm vườn, kip thời phát hiện sâu bệnh để phòng trừ. Đặc biệt đối với phân bón, phải dùng các loại phân hữu cơ, hay các phụ phẩm nông nghiệp đã được ủ hoai mục để bón cho cây, làm được như vậy cây cà phê mới cho hiệu quả tốt nhất", ông Thắng nói.

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 4.

Ông Hoàng Văn Thắng, bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) kiểm tra sau bệnh gây hại trên nương cà phê của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Giải pháp để cây cà phê đạt năng xuất cao

Ông Nguyễn Xuân Ước, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố Sơn La (Sơn La) cho biết: Để khôi phục vườn cà phê sau thu hoạch, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân thu hoạch đến đâu chăm sóc nương cà phê đến đó; sử dụng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai mục để bón cho cây, các loại phân này đều giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất, hạn những bệnh gây hại có trong đất. Từ đó, cây cà phê sẽ dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn. Khi bón phân, bà con cần chú ý rải đều phân xung quanh gốc cây, không rải sát gốc hay trực tiếp vào gốc. Bà con có thể dùng phân hữu cơ ủ hoai mục phối trộn với lân rồi rải đều quanh. Sau bón phân cần phủ kín đất và tưới nước cho vườn cà phê.

Bên cạnh đó, để giúp người dân chăm sóc cà phê hạn chế thấp nhất các loại sâu bệnh cho cây cà phê, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Sơn La đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với các đơn vị xã phường tuyên truyền, hướng dẫn khuyến cáo bà con thường xuyên kiểm tra vườn cây, sớm phát hiện các loại sâu bệnh gây hại để có các biện pháp chủ động phòng chống.

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 5.

Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo, người dân thu hái cà phê xong đến đâu là tiến hành chăm sóc đến đấy để cây kịp thời sinh trưởng. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Vương Văn Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Sơn La cho biết: Sơn La không chỉ biết đến là thủ phủ của cây ăn quả, sơn là còn được biết đến là mảnh đất có diện tích cà phê chè lợn của cả nước. Có mặt tại mảnh đất Sơn La từ những năm 1945, cây cà phê Arabica đã trở thành cây trồng chủ lực ở Sơn La. Với diện tích trồng lớn khoảng  trên 17.000 ha.

Cà phê được trồng tập trung tại các huyện: Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu và Thành phố Sơn La (Sơn La) với sản lượng hàng năm ước đạt 35.000 - 40.000 tấn, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Nhờ cây cà phê mà cuộc sống của người dân vùng cao ấm no, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 6.

Sơn La: Hồi sinh hàng chục nghìn ha cà phê sau thu hoạch - Ảnh 7.

Những năm trở lại đây, nhờ phát triển cây cà phê, nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Trong niên vụ tới, để cà phê đạt năng suất cao nhất, Hiệp hội Cà phê Sơn La đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn, tập chung hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc cà phê sau thu hái như, cắt tỉa, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại.

Với đặc điểm của cây cà phê, sau mỗi vụ thu hoạch phải cắt tỉa cành, tưới nước và bón phân đúng thời điểm để cây đạt năng suất cao. Do đó, người dân cần tăng lượng phân bón giúp cây đủ sức nuôi cành và quả. Để đảm bảo nguồn nước tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu, người dân cần áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, tưới nước hợp lý nhằm tránh thiếu nước cuối vụ.


Văn Ngọc - Nguyễn Vinh